Thứ sáu 24/01/2025 00:41

Không để người lao động nào bị bỏ lại phía sau

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
 “Việt Nam luôn ưu tiên đảm bảo quyền của người lao động tại nơi làm việc dưới tác động của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói.

Trong các ngày từ 10-6 đến 21-6-2019 tại Geneva (Thụy Sĩ) diễn ra Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 108 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILC 108) với sự tham dự của hơn 40 nguyên thủ và lãnh đạo các quốc gia, đại diện các cơ quan của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động đến từ 187 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên ILO. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung dẫn đầu tham gia và có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng kỹ thuật số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Bối cảnh đó, hứa hẹn cơ hội mới không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn cho hầu hết người dân thông qua tiềm năng to lớn trong việc nâng cao năng suất.

“Tuy nhiên, một số thay đổi có thể mang lại những lợi ích to lớn, nhưng phía sau đó, nhiều người có thể bị bỏ lại phía sau”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. Đồng thời cho biết cần thường xuyên nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động và chủ doanh nghiệp. Đó không chỉ là một lựa chọn, mà là nhiệm vụ bắt buộc.

Với Việt Nam, thời gian qua Chính phủ luôn ưu tiên đảm bảo quyền của người lao động tại nơi làm việc dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy việc làm thỏa đáng và bền vững bằng những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng đời sống lao động, hướng tới xây dựng một tương lai với an ninh kinh tế, cơ hội bình đẳng và công bằng xã hội.

khong de nguoi lao dong nao bi bo lai phia sau

Bộ trưởng Bộ LĐ -TB&XH Việt Nam Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp toàn thể của ILO. Ảnh: TTXVN

Đánh giá cao và ủng hộ Sáng kiến của ILO “Việc làm vì một Tương lai tươi sáng hơn”, do Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder phát động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Chính phủ Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật của ILO, đặc biệt là trong các lĩnh vực cải cách pháp luật lao động, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội và cải cách tiền lương, thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nỗ lực hướng tới phê chuẩn các công ước cơ bản và công ước kỹ thuật chủ chốt của ILO và việc triển khai các công ước này khi đã phê chuẩn”.

“Việt Nam ủng hộ ILO thông qua một Tuyên bố thế kỷ nhân kỷ niệm 100 năm ILO với nội dung: thực hiện hiệu quả việc học tập suốt đời và giáo dục chất lượng cho mọi người; an sinh xã hội đầy đủ và bền vững; tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động; mức lương đủ sống; hạn chế số giờ làm việc tối đa; an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc; khả năng đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Việt Nam đưa ra cam kết sẽ làm hết sức mình để thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên, tiếp tục duy trì và phát huy mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa ILO và các đối tác ba bên tại Việt Nam. Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành tập trung sửa đổi hệ thống pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và chính sách tiền lương, hướng tới đảm bảo việc làm bền vững cho tất cả mọi người, phù hợp với những thách thức mới của thị trường lao động, đồng thời phù hợp với Tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong công việc.

Tại ILC108, các đoàn đại biểu tập trung thảo luận về tương lai của việc làm và phản ứng chính sách toàn cầu trước những thách thức của toàn cầu hóa, già hóa dân số và công nghệ đột phá dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0; chia sẻ và trao đổi những bài học và kinh nghiệm về chính sách, pháp luật, về thực tiễn thi hành, về hợp tác ba bên nhằm giải quyết những thách thức của tương lai việc làm….
Thanh Hải
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động