Chủ nhật 11/05/2025 00:23

Không được kết hôn nếu nam nữ không có sự thỏa thuận tự do

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Quyền kết hôn và thành lập gia đình của nam và nữ đã đến tuổi kết hôn được thừa nhận. Không được kết hôn nếu đôi nam nữ sắp kết hôn không có sự thỏa thuận tự do và hoàn toàn đồng ý.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16-12-1966; có hiệu lực ngày 23-3-1976; Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982) đã quy định rất rõ về quyền kết hôn.

Cụ thể, tại Điều 23 Công ước nêu gia đình là một nhóm cơ bản và tự nhiên của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nước bảo hộ. Quyền kết hôn và thành lập gia đình của nam và nữ đã đến tuổi kết hôn được thừa nhận.

“Không được kết hôn nếu đôi nam nữ sắp kết hôn không có sự thỏa thuận tự do và hoàn toàn đồng ý”, Công ước nêu rõ.

Đồng thời, các quốc gia thành viên Công ước này sẽ tiến hành các bước thích hợp đề bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng đối với hôn nhân trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn, phải có qui định đảm bảo việc bảo hộ cần thiết đối với con cái.

Bên cạnh đó, Công ước cũng quy định mỗi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở Điều 2 Công ước và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: Tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn; Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đắng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cù tri tự do bày tỏ ý chí; Được hưởng các dịch vụ công cộng tại đất nước của mình trên cơ sở bình đẳng.

Cũng theo Công ước, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo hộ bình đẳng, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Pháp luật phải cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo chính kiến hoặc mọi quan niệm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc các điều kiện khác.

Ở những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền sử dụng tiếng nói riêng.

H.L / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động