Chủ nhật 02/02/2025 21:34

Kinh tế Hà Nội hứa hẹn nhiều điểm khởi sắc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2022, một năm đầy khó khăn của kinh tế, khắc phục sau đại dịch, biến động của giá cả, nguyên, nhiên vật liệu làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân... Năm qua, Hà Nội đã phục hồi nền kinh tế nhanh, tăng trưởng khoảng 8,89%, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, hoàn thành cả 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt. Năm 2023, Hà Nội đặt ra 22 tiêu chí và 10 nhiệm vụ cho sự phát triển Thủ đô.
: Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây
Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây

GRDP/người 150 triệu đồng

Trong năm qua, thành quả đạt dược kinh tế phục hồi tăng trưởng khoảng 8,89%, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 13,1 tỷ USD đạt cao trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách đạt cao, tăng 6,8% so với dự toán, đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch. Sản xuất, kinh doanh phục hồi, các hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục lại, thực hiện hiệu quả các hoạt động kích cầu tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng ước đạt 10,9%. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển.

Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 15,4 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD, tăng 16%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: Hàng dệt, may đạt 2,331 tỷ USD, tăng 18,1%, máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 2,265 tỷ USD, tăng 21,2%, máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,846 tỷ USD, tăng 2,9%.

Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đinh Tiến Dũng nêu rõ, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP và các chương trình, kế hoạch trung hạn 5 năm 2020-2025 của TP. Bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức và tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của TP, sự nỗ lực, cố gắng của DN và người dân, tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2022 đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%, sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,6%, khai khoáng giảm 5,3%.

Trong 11 tháng năm 2022, Hà Nội có 27,6 nghìn DN đăng ký thành lập mới, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký đạt 312,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4%. Tính chung 11 tháng năm 2022, toàn TP thu hút 1,54 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó đăng ký cấp mới 328 dự án với số vốn đạt 206 triệu USD, 181 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 791 triệu USD, 356 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 543 triệu USD.

Sản xuất, kinh doanh của Hà Nội phục hồi mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng cao 2 con số - ước đạt 10,9%. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải dự kiến, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, trên cơ sở xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng, lựa chọn chỉ tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7,0% (chỉ tiêu cả nước tăng khoảng 6,5%), GRDP/người khoảng 150 triệu đồng. Vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 6%, kiểm soát chỉ số giá 4,5%, giảm 30% số hộ nghèo so với cuối năm 2022.

Để đạt được các tiêu chí tăng trưởng kinh tế thủ đô. HĐND TP đề ra 22 tiêu chí. Trong đó, Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): khoảng 7,0%. . GRDP bình quân đầu người: Khoảng 150 triệu đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện: 10,5%. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 6,0%. Chỉ số giá tiêu dùng: dưới 4,5%. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,1%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng so với năm trước: 0,1%. Duy trì 100% xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 93,5%. 

Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 43%. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 2,0%. Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 39,0%. Giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của TP: 30% (tương đương 890 hộ, 0,04%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: dưới 4%.

Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 73,2%. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 81 trường. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa": 88%. Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa": 64%. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa": 73%. 

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt 90%. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: 100%. Xử lý ô nhiễm môi trường: (i) Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đã đi vào hoạt động) có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 100%. (ii) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%. (iii) Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%. (iv) Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: duy trì 28,8%. Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao tăng thêm: 26 xã; Số xã nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: 20 xã.

HĐND TP Hà Nội cũng thông qua 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện trong năm 2023. Trong đó, giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô, phát triển các mô hình kinh tế mới. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân...

Phát triển hạ tầng số

Đối với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết, về kinh tế, TP Hà Nội sẽ tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô, phát triển các mô hình kinh tế mới, các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư. Phát triển hạ tầng số, các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu…

TP tiếp tục cơ cấu lại kinh tế; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới; nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền số, nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS. Dự kiến, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu.

Để phát huy vai trò của thị trường trong nước, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế có tính lan tỏa, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, hệ thống bán lẻ hiện đại phục vụ nhu cầu của Nhân dân, gắn với thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời khai thác hiệu quả hơn khu vực thị trường nông thôn.

Kích cầu sức mua ở thị trường nội địa là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp DN đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế. Do đó, TP Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mãi tập trung, liên kết vùng, xúc tiến thương mại… nhằm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, kiểm soát lạm phát, khẳng định vai trò, sức mạnh của thị trường nội địa với tăng trưởng kinh tế.

Quyền GĐ Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, UBND TP giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến mại tập trung của TP. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh kết nối giao thương, liên kết đầu tư sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, trong năm 2023, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP tập trung thực hiện chương trình xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng xúc tiến tại chỗ. Chú trọng các hoạt động đối thoại để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tích cực hỗ trợ các dự án, nhất là các dự án trọng điểm có quy mô lớn, mang tính động lực để tạo sức lan tỏa cho các dự án khác cùng phát triển, tạo uy tín, thu hút DN trong việc mở rộng, tái đầu tư trên địa bàn TP.

Đồng thời, tăng cường các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch có tính liên kết vùng, liên ngành. Tích cực triển khai các Đề án của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đổi mới hoạt động xúc tiến cả về nội dung và phương thức thực hiện, đa dạng hóa, đa phương hóa.

Bên cạnh đó, tập trung kêu gọi đầu tư từ các thị trường trọng điểm, tăng cường thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch. Đẩy mạnh vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế đầu tư vốn nước ngoài. Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của DN Hà Nội gắn kết quảng bá du lịch, góp phần kích cầu tiêu dùng mua sắm sản phẩm hàng hóa và thu hút du lịch nội địa. Hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), nông sản, thực phẩm chế biến tiếp cận trực tiếp hệ thống bán lẻ hiện đại, từ đó tạo cơ sở nền tảng vững chắc đưa hàng hóa Việt Nam vào kênh phân phối bán lẻ tại thị trường nước ngoài...

Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây. Năm 2022, bức tranh kinh tế của Thủ đô có nhiều điểm sáng, nổi bật là: Hoàn thành toàn diện 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó vượt kế hoạch 5 chỉ tiêu; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 106,8% dự toán, tăng 2,7% so với năm 2021; tăng trưởng GRDP của TP đạt 8,89%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ được phục hồi với nhiều chỉ số tích cực.

Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 1.692 triệu USD, tăng mạnh so với năm 2021. Số DN đăng ký thành lập mới tăng 23% so với năm 2021. Cùng với phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội được bảo đảm. TP đã trợ cấp cho trên 82.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng với số tiền 1.655 tỷ đồng; trợ cấp cho hơn 200.000 đối tượng bảo trợ xã hội với mức đặc thù của TP trên mức chuẩn Trung ương quy định. Đã thực hiện chi trả hỗ trợ kịp thời cho hơn 2,6 triệu lượt người thuộc 12/12 nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền 2.659 tỷ đồng.

Hà Nội đặt mục tiêu bứt phá kinh tế tháng cuối năm
8 thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật của thành phố Hà Nội năm 2022
Hà Nội khai thác kinh tế du lịch từ sản phẩm OCOP
Nguyễn Vũ – Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Kết thúc 2024 – năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.
PDR công bố báo cáo tài chính Quý 4/2024: Doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng 27 lần

PDR công bố báo cáo tài chính Quý 4/2024: Doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng 27 lần

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý 4/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu thuần đạt 1.844 tỷ, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 478 tỷ và 370 tỷ VNĐ.
Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Mỗi chuyến bay là một hành trình độc đáo, chất chứa những câu chuyện riêng biệt của từng con người. Với thông điệp đó, MV “Bay không ngần ngại” chính thức ra mắt, như một lời khích lệ mỗi người hãy bay cao, bay xa mà không ngần ngại.
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 2/2/2025 - XSMT 2/2 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 2/2/2025 - XSMT 2/2 - KQXSMT

XSMT 2/2/2025. XSMT. KQXSMT 2/2/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 2/2/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 2/2. XSMT 2/2. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung Chủ nhật. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025 - XSMB 2/2/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025 - XSMB 2/2/2025 - XSMB

XSMB 2/2/2025. KQXSMB 2/2/2025. XSMB 2/2. KQXSMB 2/2. Xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025.
XSMN - Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/2/2025 - KQXSMN 2/2

XSMN - Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/2/2025 - KQXSMN 2/2

XSMN 2/2/2025. XSMN. KQXSMN 2/2/2025. KQXSMN. Xổ số miền Nam hôm nay 2/2/2025. Kết quả xổ số miền Nam ngày 2/2. XSMN 2/2. KQXS miền Nam. Cập nhật kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/2/2025. xo so mien nam chu nhat
Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới tiềm năng cho thị trường bất động sản.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1 ghi nhận giao dịch tích cực ở hầu hết cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn. Nhờ đó, VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử

Bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ mang lại cơ hội bứt phá về doanh thu cho DN Việt mà còn là nền tảng để các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tương lai ngành ô tô 2025: xe điện chững lại, hybrid và công nghệ lái tự động lên ngôi

Tương lai ngành ô tô 2025: xe điện chững lại, hybrid và công nghệ lái tự động lên ngôi

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm và sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe Trung Quốc, ngành công nghiệp ô tô năm 2025 đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những đột phá công nghệ trong xe hybrid, phần mềm điều khiển và xe tự hành hứa hẹn sẽ định hình lại thị trường trong tương lai.
Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda đã chính thức thông báo khai tử mẫu xe Mazda6 tại thị trường Autralia sau 22 năm hiện diện. Quyết định này đánh dấu một bước lùi của dòng xe từng được yêu thích, khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe mới tại quốc gia này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động