Thứ sáu 18/04/2025 20:08
Nghị định 168/2024/NĐ-CP đi vào cuộc sống:

Kỳ cuối: Để văn hóa giao thông thành nền nếp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Muốn giảm thiểu vi phạm giao thông cần chuyển hóa việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông thành nếp sống, nét văn hóa.
CSGT lập biên bản lái xe vi phạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội
CSGT lập biên bản lái xe vi phạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội (Ảnh: CTV)

Việc nâng cao mức phạt là cần thiết

Dù tạo ra những chuyển biến tích cực rõ rệt trong ý thức của người tham gia giao thông nhưng những ngày qua, quy định mới tại Nghị định 168 cũng phải chịu áp lực không nhỏ từ những luồng dư luận trái chiều. Nhiều người cho rằng mức phạt quá cao, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là nhóm tài xế xe kinh doanh vận tải.

Theo dõi các tranh luận trên mạng xã hội những ngày qua xung quanh chủ đề tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, anh Hoàng Văn Tới, một tài xế xe tải cho rằng, các ý kiến dường như đang tập trung về tín hiệu đèn giao thông, biển báo mà quên mức phạt đối với các vi phạm khác cũng rất cao.

Đơn cử như lỗi “Vận chuyển hàng hóa chằng buộc không chắc chắn” có mức phạt từ 18 triệu đến 22 triệu đồng, tăng 30 lần so với mức phạt cũ (từ 600.000 đến 800.000 đồng). Anh Tới chuyên vận chuyển chè búp cho các nhà máy gần nhà. Chè nhẹ nhưng cồng kềnh, mỗi lần vận chuyển, anh Tới đều chằng buộc cẩn thận nhưng đã mấy lần anh bị cơ quan chức năng xử phạt.

Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, lo bị xử phạt nên mới đây anh Tới đã bán chiếc xe ben cũ, đổi sang chiếc xe thùng khổ lớn. “Tôi đã gặp nhiều tình huống và không thể kiểm soát được lỗi chằng buộc, không còn cách nào khác là phải đổi xe” - anh Tới nói.

Theo luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Nguyên Legalsun, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Nghị định 168 đã tạo ra chuyển biến tích cực của bộ mặt giao thông, vì vậy, việc nâng cao mức phạt là cần thiết. Mục tiêu của mức xử phạt nghiêm khắc là giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ cộng đồng và an toàn cho xã hội.

Luật sư Đinh Thị Nguyên nhấn mạnh, nếu người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, không uống rượu, bia khi lái xe, không vượt quá tốc độ, không lạng lách thì sẽ không bị xử phạt. Những vi phạm do yếu tố bất khả kháng như đèn tín hiệu lỗi hoặc biển báo bị che khuất sẽ được xem xét và không bị xử lý khi có căn cứ rõ ràng.

“Tuy nhiên, tôi cho rằng, chỉ khi có sự đồng bộ giữa cải thiện hạ tầng giao thông, tuyên truyền hiệu quả và áp dụng pháp luật phù hợp, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh” - luật sư Đinh Thị Nguyên cho biết.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền

Trong quản lý trật tự hành chính, kinh nghiệm cho thấy, việc tăng mức xử phạt sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của người dân. Thực tế đã chứng minh điều này. Trước khi có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, rất hiếm người đội mũ bảo hiểm dù hầu hết đều biết, khi xảy ra tai nạn giao thông, mũ bảo hiểm hạn chế được rất nhiều vụ chấn thương sọ não.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, quy định kể từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường đều bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Vào thời điểm đó, đã có nhiều ý kiến trái chiều quanh chủ trương này. Những lý do trì hoãn việc thực hiện quy định được đưa ra như: mỗi cơ quan phải có một chỗ để mũ bảo hiểm; đi đâu cũng phải kè kè ôm cái mũ vì sợ mất cắp, tốn kém không cần thiết...

Nhưng sau khi áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm và xử phạt người không chấp hành, đến thời điểm hiện tại, số người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ còn một tỷ lệ rất thấp. Tương tự là quy định về xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu. Và điều quan trọng là những lợi ích đã có thể được nhận thấy ngay lập tức.

Trở lại với quy định tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông, hiện nay ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam còn chưa cao. Việc vi phạm không chỉ ở những người tham gia giao thông mà còn ở cả những người... không tham gia giao thông nhưng chiếm dụng công trình giao thông. Phơi nông sản trên đường quốc lộ, dựng rạp đám cưới trên đường quốc lộ, dừng xe ăn nhậu trên đường cao tốc... là những ví dụ.

Nói như vậy để thấy việc vi phạm pháp luật giao thông khá đa dạng và mặc nhiên được một bộ phận không nhỏ người dân thừa nhận. Vì thế, rất cần có những hình thức xử lý nghiêm khắc để lập lại trật tự giao thông. Cùng với đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, tạo sự đồng thuận trong đông đảo người dân là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

“Muốn giảm thiểu vi phạm giao thông cần chuyển hóa hành vi tham gia giao thông thành văn hóa. Một khi thành văn hóa thì mọi người thực hiện không bởi sự bắt buộc mà như một lẽ tự nhiên. Muốn đạt tới điều này, rõ ràng phải thường xuyên, liên tục, chứ không phải câu chuyện phạt nặng hay nhẹ. Bởi tất cả các hình phạt sinh ra không phải để cố đạt đến chỉ số phạt làm sao được nhiều tiền nhất, phạt sao được nhiều người nhất mà là để người ta không vi phạm nữa. Điều này tôi nghĩ không dễ gì có ngay được. Nhưng rõ ràng, đích của chúng ta là phải đạt đến câu chuyện đó” - PGS.TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.
Kỳ 1: Ý thức tham gia giao thông của người dân được cải thiện
Kỳ 2: Sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng 18/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Nhà báo lão thành tác nghiệp trong trận đánh “12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Nhà báo lão thành tác nghiệp trong trận đánh “12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Hành trình nghề báo của nhà báo lão thành Vương Đức Thu (SN 1938) - Nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hà Tây (cũ) được đánh dấu bằng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Trong ký ức của ông, kỷ niệm sâu sắc nhất với nghề chính là lần tác nghiệp trong trận đánh rực lửa "12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
Tờ báo Nhựa sống - tinh thần kháng chiến của học sinh Thủ đô

Tờ báo Nhựa sống - tinh thần kháng chiến của học sinh Thủ đô

Ra đời trong phong trào học sinh kháng chiến sôi nổi giữa lòng Hà Nội tạm chiếm, tờ Nhựa sống không chỉ là tiếng nói bí mật của tuổi trẻ yêu nước mà còn là biểu tượng của sức sống, lòng dũng cảm và trí tuệ học sinh – sinh viên Thủ đô.
Hà Nội: ban hành kế hoạch triển khai Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hà Nội: ban hành kế hoạch triển khai Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 16/4/2025 xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành, đảm bảo Luật PCCC&CNCH được thực thi một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc đối diện mức phạt 30-40 triệu đồng

Nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc đối diện mức phạt 30-40 triệu đồng

Ngày 16/4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông, lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Công trình phụ mà "không phụ"

Công trình phụ mà "không phụ"

Trước tình trạng một số nhà vê sinh công cộng (NVSCC) đã xuống cấp, hệ thống trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan sớm cải tạo lại NVSCC, góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
Dự báo thời tiết 18/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết 18/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 18/4.
Dự báo thời tiết 17/4: Bắc Bộ, Trung Bộ đón đợt nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết 17/4: Bắc Bộ, Trung Bộ đón đợt nắng nóng trên diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 17/4.
Dự báo thời tiết 16/4: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết 16/4: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 16/4.
Hôm nay (18/4): hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10 tại Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Hôm nay (18/4): hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10 tại Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố chỉ tiêu vào lớp 10 của 119 trường trung học phổ thông công lập. Phụ huynh và thí sinh cần hoàn thành “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026” vào ngày hôm nay (18/4).
Bộ Tài chính đề xuất mức vốn cho vay hỗ trợ sinh viên ngành STEM

Bộ Tài chính đề xuất mức vốn cho vay hỗ trợ sinh viên ngành STEM

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (ngành STEM) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý.
Bộ GD&ĐT mở cổng thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Bộ GD&ĐT mở cổng thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức mở cổng để thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 trực tuyến.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động