Thứ sáu 24/01/2025 13:49
Ngành nghệ thuật truyền thống “điêu đứng” trước nỗi lo “kép”:

Kỳ cuối: Giải pháp giử lửa từ sân khấu online

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mặc dù trình diễn không tiếng vỗ tay từ khán giả nhưng đối với các nghệ sĩ, họ cảm thấy hạnh phúc khi được đứng dưới ánh đèn sân khấu, được duy trì “lửa nghề” khi sân khấu bấy lâu nay phải “tắt đèn”.
Kỳ 2: Chuyện “cơm áo không đùa với khách thơ” Kỳ 2: Chuyện “cơm áo không đùa với khách thơ”
Kỳ 1: Khi lãnh đạo Nhà hát ngồi trên “ghế nóng” Kỳ 1: Khi lãnh đạo Nhà hát ngồi trên “ghế nóng”

Biến “nguy” thành “cơ”

Kể từ đợt dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, các hoạt động sân khấu, trình diễn bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều đơn vị nghệ thuật “căng” mình vừa lo các khoản kinh phí hoạt động, vừa phải giữ chân nghệ sĩ.

Nhằm tháo gỡ khó khăn của các đơn vị và đảm bảo an toàn cho ảnh hưởng của dịch bệnh, ngay từ giữa năm 2020, Bộ VH,TT&DL đã làm việc với các Nhà hát trực thuộc Bộ và chọn ra những tác phẩm chất lượng để ghi hình, phát sóng trên các kênh của Đài THVN, Đài TNVN và một số đài phát thanh truyền hình đại phương kể từ tháng 7.

Với thế mạnh của 12 Nhà hát trực thuộc Bộ, khán giả sẽ được thưởng thức những vở diễn tiêu biểu của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau từ kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, múa rối, xiếc cho tới các thể loại ca múa nhạc dân gian và đương đại.

Theo kế hoạch, trong tháng 7-2021, trong chuyên đề Nhà hát Truyền hình Nhà hát sẽ chào sân với vở diễn “Trung thần” (Nhà hát Tuồng Việt Nam) và chương trình nghệ thuật “Những ngôi sao bất tử” (Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc). Đây là tin vui đối với các thế hệ nghệ sĩ, bởi khá lâu rồi họ mới có cơ hội được tương tác với khán giả, được sống với đam mê làm nghề.

NSƯT Lộc Huyền (Nhà hát Tuồng Việt Nam) chia sẻ: Từ đầu năm 2021, Nhà hát Tuồng ra mắt vở diễn “Làm vua” và sau đó phải đóng cửa vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Việc vở diễn “Trung thần” được lựa chọn trên sóng truyền hình quốc gia khiến cho tâm lý nghệ sĩ rất phấn khởi và háo hức. Chúng tôi được đứng dưới ánh đèn sân khấu, được hát và được sống với đam mê của mình”.

Vở diễn “Trung thần” do NSND Hoàng Quỳnh Mai dàn dựng, kịch bản Tuồng ca ngợi Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), một trung thần nhà Nguyễn có nhiều công lao đóng góp cho đất nước. Vở diễn từng giành huy chương Bạc tại Liên hoan Tuồng và dân ca kịch toàn quốc 2019.

Vở diễn có sự góp mặt của nhiều “ngôi sao” nghệ thuật Tuồng như, NSƯT Lộc Huyền đảm nhận vai bà Phận, vợ Tả quân Lê Văn Duyệt; nghệ sỹ Mạnh Linh vai Tả quân Lê Văn Duyệt; ghệ sỹ Tuấn Hiệp vai vua Minh Mạng; nghệ sỹ Ngọc Cường vai vị quan khai quốc công thần Nguyễn Văn Thành (1758-1817).

Theo quan điểm của NSƯT Lộc Huyền, việc phát sóng các vở diễn, trích đoạn Tuồng vừa quảng bá loại hình nghệ thuật truyền thống tiệm cận với khán giả còn tạo cho khán giả thói quen thưởng thức nghệ thuật dưới một góc nhìn mới qua màn ảnh.

Kỳ cuối: Giải pháp giử lửa từ sân khấu online
Vở diễn "Trung thần" sẽ phát sóng trong chuyên đề Nhà hát Truyền hình vào tháng 7-2021

Giải pháp 4.0 cho sân khấu

Sau kế hoạch phát sóng online các vở diễn, chương trình nghệ thuật truyền thống trong chuyên đề Nhà hát truyền hình, nhiều đánh giá cho rằng, đó là xu hướng mới cần cổ vũ. Trước nay, khán giả chưa có nhiều cơ hội xem vì không có điều kiện đi tới nơi biểu diễn, việc phát sóng trên truyền hình quốc gia giúp cho khán giả dễ dàng tiếp cận với loại hình văn hóa truyền thống.

Năm 2020, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã xây dựng kênh Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trên Youtube và Facebook để phát trực tuyến một số cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và nhận được nhiều sự chú ý từ khán giả.

Với tâm thế đó, xác định phải đóng cửa vì dịch lâu dài, nhiều đơn vị nghệ thuật cố gắng tìm hướng phát triển online. Nhà hát Kịch Việt Nam thành lập hai ê-kíp làm truyền thông và phát triển kênh Youtube, Tiktok. Qua đó, cung cấp các nội dung giải trí, hoạt động nhà hát và xây dựng hình ảnh cho các nghệ sĩ, tăng thu nhập làm nghề.

Giám đốc Nhà hát Chèo Thanh Ngoan cho rằng “Phải để cho khán giả thấy nghệ sĩ vẫn làm việc, vẫn giữ nghề”.

Trước tình hình dịch bệnh, theo kế hoạch của Nhà hát Chèo Việt Nam là trong năm sẽ dựng hai vở diễn mới, nhưng Nhà hát nhanh chóng đưa ra giải pháp dựng và ghi hình các chương trình bảo tồn hay mời những nghệ sĩ gạo cội dựng các trích đoạn chèo để làm tư liệu.

Mục tiêu khi dịch bệnh được khống chế, đời sống người dân trở lại bình thường, Nhà hát sẽ đưa các “Chiếu chèo” biểu diễn phục vụ người dân, phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đối với Nhà hát Tuồng Việt Nam, duy trì đầu tư, tinh luyện các vở diễn cổ, trích đoạn đặc sắc để biểu diễn, giới thiệu và truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Thậm chí, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngay từ giữa năm 2020, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã tổ chức ghi hình nhiều vở tuồng cổ do nhiều thế hệ nghệ sĩ biểu diễn, đăng tải trên mạng xã hội Youtube để giới thiệu và quảng bá.

Kỳ cuối: Giải pháp giử lửa từ sân khấu online
Các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam tập luyện để chờ ra mắt

Nhà hát Múa rối Việt Nam phát triển theo hướng kết hợp đài truyền hình xây dựng những kịch mục phát sóng.

Trong đó, Liên đoàn Xiếc Việt Nam kết hợp với Nhà hát Cải lương dàn dựng vở diễn “Thượng thiên Thánh Mẫu” trong dự án “Huyền sử Việt”, dự kiến ra mắt vào tháng 9-2021.

Với hướng phát sóng chương trình nghệ thuật trên truyền hình, phát sóng online vừa phát triển sân khấu truyền thống, vừa kích cầu nhu cầu thưởng thức của khán giả, phù hợp với thời đại 4.0.

Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động