Thứ sáu 24/01/2025 07:49
Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô:

Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đa chiều là cần thiết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong thời gian qua Sở nhận được nhiều ý kiến quan tâm của cơ quan báo chí truyền thông về Đề án: “Thu phí phương tiện cơ giới (TPPTCG) vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.
Theo Sở GTVT Hà Nội, phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông, do vậy, không áp dụng đại trà đối với các phương tiện, khu vực cũng như các khung giờ trên thực tế
Theo Sở GTVT Hà Nội, phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông, do vậy, không áp dụng đại trà đối với các phương tiện, khu vực cũng như các khung giờ trên thực tế. Ảnh: Khánh Huy

Ba điều kiện để thu phí vào nội đô

Thông tin rõ hơn về Đề án này, Sở GTVT cho biết, ngày 4/7/2017, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định 37 giải pháp, trong đó có giải pháp xây dựng Đề án “TPPTCG vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.

Ngày 19/6/2020 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 115/2020/QH14 về “Thí điểm một số cơ chế chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội”. Ngày 16/10/2018 Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 10040/VPCP-KTTH về đề nghị của TP Hà Nội để thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn 2030”.

Ngày 5/4/2022 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025. Trong nhiệm vụ, giải pháp cụ thể Nghị quyết giao “UBND các TP: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM ngoài triển khai các nội dung theo quy định tại khoản 14 mục này, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án TPPTCG vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.

Cùng với các văn bản pháp lý khác có liên quan, Sở GTVT Hà Nội cho biết, đây là các cơ sở quan trọng để Sở giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội (Tramoc) nghiên cứu và xây dựng đề án theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Tramoc đã ký hợp đồng tư vấn với Trung tâm tư vấn phát triển GTVT thuộc trường ĐH GTVT để tiến hành nghiên cứu và xây dựng đề án. Quá trình xây dựng đề án phải tuân thủ quy trình xây dựng ban hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh/TP được quy định tại Chương VIII của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc hội khóa 13 và các quy định khác có liên quan.

Việc thu phí không đặt mục tiêu lợi nhuận

Trong quá trình xây dựng đề án, Tramoc và đơn vị tư vấn đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan để và nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc.

Ngoài ra đề án cũng chỉ ra các điều kiện kỹ thuật cần thiết để triển khai bao gồm: Đảm bảo điều kiện về công nghệ thu phí: Số hóa, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu về hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và trang thiết bị trên các phương tiện giao thông để có thể thực hiện được thu phí phí không dừng và xử lý vi phạm bằng hình ảnh (phạt nguội); đảm bảo không ùn tắc giao thông tại các khu vực thu phí;

Đảm bảo điều kiện vận tải công cộng có năng lực đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu đi lại của người dân để người đi xe ô tô cá nhân có thể chuyển đổi phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng; Đảm bảo các điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông; hệ thống điểm giao thông tĩnh, bãi đỗ xe và trung chuyển kết nối giữa các loại hình giao thông cá nhân với hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm phục vụ hành khách trung chuyển thuận lợi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Trước đó, Tramoc báo cáo tiến độ xây dựng đề án và kiến nghị thu phí vào nội đô từ năm 2024 thông qua 15 trạm thu phí tại 9 trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn. Tramoc đề xuất chia đề án làm ba giai đoạn triển khai. Giai đoạn thí điểm sẽ bố trí 15 trạm thu phí tại 9 vị trí trên các trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn, có nguy cơ ùn tắc cao. Đến 30/11/2025, TP sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để làm cơ sở triển khai giai đoạn 2 và 3.

Giai đoạn 2 (2026-2030) sẽ mở rộng vùng thu phí bờ nam sông Hồng. Khu vực thu phí giới hạn bởi Vành đai 3 - cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Vành đai 3. Giai đoạn 3 (sau năm 2031) sẽ mở rộng vùng thu phí phía bờ bắc sông Hồng. Khu vực thu phí giới hạn bởi các đường Nguyễn Văn Linh - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Vành đai 3.

Theo Tramoc, dựa trên kết quả khảo sát online, có 39,7% số người ủng hộ việc thu phí vào nội đô Hà Nội; 33,2% số người ủng hộ với điều kiện kèm theo; 27,1% không ủng hộ. Đơn vị này đề xuất thí điểm ngay từ năm 2024 để phù hợp với các quy định hiện hành. Theo bà Trần Thị Phương Thảo - Phó GĐ Tramoc, kết quả điều tra xã hội học cho thấy, mức phí chấp nhận được của người dân là 22,3 nghìn đồng. Nếu thu phí ở mức này, sẽ có khoảng 55% người sử dụng phương tiện sẽ chấp nhận trả phí để đi lại nhanh chóng bằng các phương tiện xe ô tô 4 chỗ, số còn lại sẽ chuyển sang các phương tiện khác được miễn hoặc giảm phí.

Vì vậy, mức phí tối thiểu phải lớn hơn mức sẵn sàng chi trả của người dân thì mới có tác dụng điều tiết hành vi giao thông. Việc thu phí không đặt mục tiêu lợi nhuận. Số tiền thu được từ phí dùng để bù đắp chi phí vận hành và bảo trì (O&M) hàng năm. Sau khi bù hết chi phí O&M và chi phí đầu tư hệ thống thu phí, số tiền thu được còn lại sẽ nộp vào ngân sách TP và được sử dụng cho các mục đích nâng cao năng lực hệ thống giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông của TP.

Sở GTVT Hà Nội lí giải về Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào khu vực nội thành Sở GTVT Hà Nội lí giải về Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào khu vực nội thành
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Ngày 22/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình tặng quà gia đình người có công, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ.
Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sáng 21/1, Ban Thường vụ Quận đoàn - Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên quận Hoàn Kiếm (TP hà Nội) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội phân luồng giao thông ra vào nội đô theo 6 hướng dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội phân luồng giao thông ra vào nội đô theo 6 hướng dịp Tết Nguyên đán

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông ra vào nội đô Thành phố theo 6 hướng trong thời gian từ ngày 22/1 đến 22/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến 25 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Hà Nội: huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Ngày 23/1, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn TP.
Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Từ ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội đã triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông trong cộng đồng.
Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/1.
Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/1.
Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/1.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.
Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Hồng Hà đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường tiêu biểu, dẫn đầu trong công tác đào tạo chất lượng giáo dục. Song hành cùng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, những thành tựu nổi bật của trong các lĩnh vực học thuật và công tác từ thiện cũng nhận được sự quan tâm, chú trọng từ Ban lãnh đạo nhà trường, thể hiện rõ cam kết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và cộng đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động