Thứ hai 03/02/2025 04:15
Hà Nội nới lỏng biện pháp phòng dịch:

Mỗi người dân cần là một “vùng xanh” của chính mình

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Về nguyên tắc bảo vệ cá nhân là tốt nhất, giãn cách xã hội chỉ là biện pháp chung, còn mỗi người tự giãn cách được là tốt nhất. Sự cẩn trọng của từng cá nhân là quan trọng, cá nhân không bảo vệ thì không bao giờ chống dịch được-PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nêu.

Người dân thực hiện tự giãn cách là tốt nhất

Từ 12g ngày 16-9 Hà Nội thực hiện nới lỏng biện pháp phòng dịch, trong đó cho mở cửa trở lại các dịch vụ kinh doanh. Đồng thời, TP đang tính toán, cân nhắc các phương án cho thời điểm sau ngày 21-9 theo hướng nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

Chia sẻ về những biện pháp để người dân có thể phòng bệnh khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng dịch, PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế cho rằng: Về nguyên tắc bảo vệ cá nhân là tốt nhất, giãn cách xã hội chỉ là biện pháp chung, còn mỗi người tự giãn cách được là tốt nhất. Việc giãn cách đó cộng thêm với tiêm vắc-xin là an toàn. “Trong thời điểm hiện nay khi nhiều người chưa tiêm đủ 2 mũi thì sự cẩn trọng của từng cá nhân là quan trọng vì lây nhiễm chúng ta có thể phòng được. Tại sao cứ trông chờ vào Nhà nước, trông chờ vào tập thể?. Cá nhân không bảo vệ thì không bao giờ chống dịch được”, TS. Nguyễn Huy Nga nêu.

PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng-Bộ Y tế đề xuất: Hà Nội nên xem xét việc tập trung người F1 vào khu cách ly. Nhà nào có điều kiện chỗ ăn ở sinh hoạt nên để tại nhà, thậm chí cả F0 không có triệu chứng để y tế phường quận, có trách nhiệm quản lý để tạo điều kiện cho F0, F1 thuận tiện trong sinh hoạt và tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng-Bộ Y tế đề xuất: Hà Nội nên xem xét việc tập trung người F1 vào khu cách ly. Nhà nào có điều kiện chỗ ăn ở sinh hoạt nên để tại nhà, thậm chí cả F0 không có triệu chứng để y tế phường quận, có trách nhiệm quản lý để tạo điều kiện cho F0, F1 thuận tiện trong sinh hoạt và tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Vì thế, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, điều quan trọng để mỗi cá nhân phòng lây nhiễm bệnh là lúc có giãn cách thì tiêm vắc-xin đầy đủ 2 mũi; thực hiện nghiêm hành vi bảo vệ cá nhân-“người nào phải tự bảo vệ người ấy, không trông chờ khu phố, vùng xanh, vùng đỏ gì cả mà mỗi 1 người là “vùng xanh” của chính mình”. Bên cạnh đó, mọi người cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tự lắng nghe cơ thể. Nếu thấy mình có những biểu hiện khác thường trong sức khỏe như ho, sổ mũi, có triệu chứng cúm… thì đến bệnh viện khám, xét nghiệm ngay.

“Khi có triệu chứng như thế thì bản thân phải cách ly với người khác. Nghi ngờ mình có triệu chứng thì kể cả những người đã tiêm rồi nên cách ly với người khác cả ở nơi làm việc lẫn trong gia đình. Có thể báo với cơ quan và không đến cơ quan, còn trong nhà thì nên cách ly với mọi người. Khi mở lại quan trọng nhất là ý thức của mỗi cá nhân”, TS. Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh. Đối với tập thể, theo chuyên gia này, các đơn vị có đông người nên định kỳ xét nghiệm toàn thể những người trong cơ quan.

Siêu thị, hàng quán tập trung đông người có nguy cơ lây nhiễm rất cao

Nếu sau ngày 21-9, Hà Nội nới lỏng biện pháp phòng dịch, hàng quán, siêu thị được mở cửa trở lại tạo điều kiện cho người dân trở sinh hoạt, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Huy Nga cảnh báo: Việc tập trung ăn uống có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì vậy mỗi cá nhân cần tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Bởi dù tỉ lệ tiêm hiện đã cao nhưng còn nhiều trẻ em chưa tiêm, nhiều người dân chưa tiêm nên khi đi vào siêu thị, nơi đông người có thể bị nhiễm; hoặc khi đau ốm vào bệnh viện người đó có thể bị nhiễm nhưng không có triệu chứng, không bị bệnh nhưng về lại lây cho trẻ nhỏ trong gia đình. “Những người đến nơi đông người cần tự bảo vệ mình. Khi thấy có nguy cơ thì phải tự xét nghiệm. Ví dụ nguy cơ tiếp xúc với F0, kể cả tiêm chủng rồi thì cần cách ly ngay với mọi người trong gia đình để bảo vệ gia đình-nhất là người già và trẻ em”, TS. Nguyễn Huy Nga nói.

Mỗi người dân cần là một “vùng xanh” của chính mình
Mỗi người dân cần là một “vùng xanh” của chính mình

Còn ở góc độ quản lý, cơ quan Nhà nước chủ yếu giám sát dịch tễ chứ không thể xét nghiệm tràn lan mãi được. Phải có chuyên gia dự báo được tình hình dịch tễ để lấy mẫu xét nghiệm và khoanh vùng dập dịch ở phạm vi nhỏ, từng gia đình chứ không phải có một trường hợp lại phong tỏa toàn TP, toàn quận. “Đặc biệt, khu khoanh vùng đó không phải theo diện tích mà khoanh theo yếu tố dịch tễ. Phải có sự tham gia của chuyên môn chứ không phải một mình chính quyền làm việc đó”. TS. Nguyễn Huy Nga phân tích: Cơ quan chuyên môn phải tham mưu cụ thể theo bán kính, dọc tuyến phố hay theo nguy cơ vì mỗi nơi lại có đặc thù khác nhau. Ví dụ người bệnh ở trong hẻm chật chội của khu phố lại khác với người sống ở các khu rộng rãi.

Đơn cử như ở khu đông dân như Thanh Xuân Trung, mấy chục gia đình chung nhau công trình vệ sinh công cộng lại khác với các khu đô thị rộng rãi, khác với các khu phố rộng rãi chứ không chứ không thể dập khuôn, cứ có 1 ca F0 là phân vùng đỏ cả quận, phường. Nên tính toán lại nguy cơ chứ không nên tính theo tỉ lệ phần trăm giảm số ca mắc vì còn phụ thuộc tổng số ca. Vì thế cần có sự sáng tạo, linh hoạt ở từng địa bàn. Điều quan trọng là ngành y tế ngoài việc giám sát, điều tra dịch tễ, giám sát trọng điểm dịch; cần tăng cường năng lực chuyên môn khám, điều trị bệnh nhân Covid-19 cho hệ thống y tế cơ sở (cấp phường, quận) để khi có dịch xảy ra có thể chủ động và huy động được; cùng đó là chuẩn bị thuốc men cho điều trị.

PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng-Bộ Y tế đề xuất: Hà Nội nên xem xét việc tập trung người F1 vào khu cách ly. Nhà nào có điều kiện chỗ ăn ở sinh hoạt nên để tại nhà, thậm chí cả F0 không có triệu chứng để y tế phường quận, có trách nhiệm quản lý để tạo điều kiện cho F0, F1 thuận tiện trong sinh hoạt và tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 25/1 đến 10h ngày 2/2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25/1/2025 đến ngày 2/2/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hải Phòng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn.
Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Người dân ở làng Canh Nậu, Dị Nậu tại xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một địa danh thuộc vùng quê xứ Đoài đã gìn giữ truyền thống, phong tục Tết cá mùng 3, Tết gà mùng 7.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin, đơn vị sẽ tổ chức điều chỉnh giao thông phục vụ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) trên phố Đặng Tiến Đông, đoạn Tây Sơn - Trung Liệt.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 1/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động