Thứ năm 23/01/2025 20:28

Mỹ quan đô thị ngày càng xanh mát với kế hoạch trồng 500.000 cây xanh tại Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cuộc sống con người vốn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Bởi vậy, khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều khiến người ta cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống, như tìm về nguồn cội của tâm hồn.
Những hàng cây xanh không chỉ tô điểm, làm đẹp cho những con đường, mà còn giúp điều hòa tự nhiên. Ảnh: Khánh Huy
Những hàng cây xanh không chỉ tô điểm, làm đẹp cho những con đường, mà còn giúp điều hòa tự nhiên. Ảnh: Khánh Huy

Và cây xanh chính là mảng ghép của thiên nhiên, có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống, được xem là một trong những yếu tố phản ánh văn minh đô thị. Đồng thời cây xanh giúp hạn chế bớt những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, làm đẹp cho cảnh quan và cải thiện môi trường sống của con người.

Với mật độ dân số ngày càng cao tại các đô thị cũng như tình trạng ô nhiễm từ các khu công nghiệp thì giải pháp có nhiều mảng xanh, cây xanh tại các khu dân cư và các dự án chung cư đang được xem là “chìa khóa vàng” để cải thiện môi trường sống cho đô thị.

Theo đó, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch trồng 500.000 cây xanh đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch, năm 2021, Hà Nội đã trồng 52.579 cây xanh. Năm 2022 trồng 49.179 cây xanh. Chỉ tiêu năm 2023 sẽ trồng mới 133.629 cây xanh.

Cụ thể, năm 2023 Hà Nội sẽ trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trồng, cây cong, sâu, nguy hiểm, già cỗi, kém phát triển, cây không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố và trong khuôn viên các trụ sở, trường học, BV; đầu tư cải tạo xây dựng các vườn hoa, sân chơi, công viên; trồng cây mảng, khóm tạo cảnh quan tại các tuyến phố trên địa bàn các quận; trồng cây tạo dải xanh, cải tạo môi trường tại các trục quốc lộ, tỉnh lộ, vùng ảnh hưởng bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân Sơn; trồng cây xanh thuộc phạm vi các dự án xây dựng do TP đầu tư và 13 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông thuộc Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 đối với 5 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng; trồng cây xanh thuộc dự án đầu tư công viên: Công viên khu đô thị Tây Nam Hà Nội, công viên Chu Văn An (giai đoạn 2).

Bên cạnh việc trồng mới, UBND TP cũng yêu cầu các nhiệm vụ cụ thể để cải tạo hệ thống cây xanh hiện hữu: xây dựng phương án cải tạo, trồng cây thay thế đối với những cây bị sâu bệnh, cong, nghiêng, xấu, nguy hiểm; cây còi cọc, chậm phát triển; cây không đúng chủng loại cây đô thị ảnh hưởng mỹ quan trên các tuyến đường nhằm tạo sự đồng bộ cho cảnh quan khu vực; xây dựng phương án cải tạo trên cơ sở tham vấn ý kiến chính quyền địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học, các viện, trường, các tổ chức, cá nhân về cây xanh; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân, công khai, minh bạch tạo sự đồng thuận của Nhân dân và dư luận xã hội trước khi tổ chức triển khai thực hiện trồng cây thay thế đối với các chủng loại cây già cỗi gây nguy hiểm không thuộc danh mục cây được bảo tồn, cây quý hiếm, cây cổ thụ trên các tuyến phố, cây hoa sữa tại một số khu vực nhằm giảm mùi hương đậm đặc, nồng nặc khi mùa hoa nở trên các tuyến phố.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu rõ: “Thực hiện việc dịch chuyển hoặc chặt hạ và trồng cây thay thế ngay trong đêm, đảm bảo mật độ cây xanh, tránh phản cảm trong dư luận”. UBND TP cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức trồng, thay thế cây sâu mục trên các tuyến đường theo phân cấp quản lý. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan đơn vị trên địa bàn, các chủ đầu tư dự án thực hiện kiểm tra hệ thống cây xanh kịp thời thay thế cây sâu mục nguy hiểm.

Căn cứ theo mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đề ra, chỉ đạo đơn vị trực thuộc thực hiện tốt kế hoạch phát triển cây xanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổ chức triển khai thực hiện các bước theo quy định của pháp luật, trong đó phải khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng, xác định đối tượng, phạm vi, khối lượng cụ thể các hạng mục cần thiết phải đầu tư, tổng mức đầu tư, phương án thiết kế phù hợp với tính chất của từng công viên, vườn hoa, cây xanh…

Với vai trò của những hàng cây xanh không chỉ dừng lại ở sự tô điểm, làm đẹp cho những con đường, những dãy phố mà còn giúp điều hòa tự nhiên, làm giảm đi sự oi nồng trong những ngày nắng nóng. Thì việc bổ sung thêm hơn 500.000 cây xanh sẽ làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc và môi trường khí hậu đô thị; tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các danh lam, thắng cảnh; phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi dạo và của Nhân dân Thủ đô, cũng như khách du lịch.

Hà Nội ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị
Hà Nội trồng mới 500.000 cây xanh đô thị gắn với các tiêu chí đô thị thông minh và hiện đại
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Ngày 22/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình tặng quà gia đình người có công, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ.
Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sáng 21/1, Ban Thường vụ Quận đoàn - Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên quận Hoàn Kiếm (TP hà Nội) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Hà Nội: tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Từ ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội đã triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông trong cộng đồng.
Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Triệt để xử lý xe khách chạy “rùa bò” dịp giáp Tết

Tại khu vực đường Giải Phóng, gần Bến xe Giáp Bát, Bến xe Nước Ngầm, một số lái xe xuất bến thường cố tình chạy chậm đón khách và theo chiều ngược lại…
Hà Nội: quy định việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Thành phố

Hà Nội: quy định việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Thành phố

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về quy định việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách TP Hà Nội (thực hiện Khoản 3 Điều 35 Luật Thủ đô). Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 27/1/2025.
Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Dự báo thời tiết 23/1: miền Bắc trời rét, có mưa nhỏ; mưa dông trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/1.
Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/1.
Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/1.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.
Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Hồng Hà đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường tiêu biểu, dẫn đầu trong công tác đào tạo chất lượng giáo dục. Song hành cùng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, những thành tựu nổi bật của trong các lĩnh vực học thuật và công tác từ thiện cũng nhận được sự quan tâm, chú trọng từ Ban lãnh đạo nhà trường, thể hiện rõ cam kết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và cộng đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động