Thứ hai 03/02/2025 03:38

Nắm bắt cơ chế chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh và xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các doanh nghiệp, ngành hàng tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ...
Nắm bắt cơ chế chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu

Nắm bắt cơ chế chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu

Tại hội nghị “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” tổ chức ngày 25/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Năm 2021 dù đại dịch khó khăn song tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 642 tỷ USD. Năm 2022 vượt ngoạn mục xuất khẩu với con số 735 tỷ USD. Theo kế hoạch năm 2023 đề ra mức tăng từ 6% trở lên và kim ngạch đạt gần 800 tỷ USD.

Tuy vậy quý I/2023 chỉ đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 156 tỷ USD và nếu không có đột phá ở những quý tiếp theo thì dự báo cả năm chỉ trong ngưỡng trên dưới 600 tỷ USD.

Để tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh và xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các doanh nghiệp, ngành hàng tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ. Cụ thể:

Thứ nhất, liên quan đến chính sách: Bộ trưởng đề ra đối với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, thực hiện các chủ trương, quan điểm, cơ chế chính sách nhà nước đang có để khai thác các thị trường mà nước ta đang là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động của mình, khẩn trương kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước, với các Bộ, ngành và địa phương sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những cơ chế chính sách phù hợp, khả thi.

Vừa chú trọng khai thác thị trường truyền thống, vừa mở thêm các thị trường mới có tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và sản xuất trong nước.

Thứ hai, Bộ trưởng yêu cầu tập trung nghiên cứu, tăng cường nắm bắt cơ chế chính sách của các nước nhập khẩu, nhất là những cơ chế chính sách mới để có những phản ứng chính sách hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, của người sản xuất và lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Thứ ba, chú trọng nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp của nước sở tại để làm tốt chức năng phòng vệ thương mại trong các vụ việc có tranh chấp giữa các doanh nghiệp với các đối tác, nhất là đối tác nước ngoài.

Đồng thời tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ứng phó và vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu để có thể xuất được nhiều hơn.

Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu doanh nghiệp trong các khâu quản trị, tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.

Thứ năm, Hiệp hội và các doanh nghiệp cần tập trung củng cố, khắc phục tình trạng "mạnh ai nấy chạy", "việc ai nấy làm", vô hình trung lại làm khó cho nhau. “Phải quán triệt phương châm “đi buôn có bạn, đi bán có phường”, “muốn đi nhanh thì cứ đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Với cách này, các hiệp hội cần phải xốc lại trong mối quan hệ của mình, xốc lại trong mối quan hệ với các hiệp hội bạn, mối quan hệ giữa hiệp hội với doanh nghiệp, và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp”- Bộ trưởng đề nghị.

Tìm giải pháp tháo gỡ để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2023
Xuất khẩu chế biến rau quả có tiềm năng phát triển
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xuất khẩu
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động