Thứ sáu 24/01/2025 04:11

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhiều năm nay, việc tổ chức Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc đã trở nên thường xuyên, quen thuộc, đi vào nền nếp của người dân Thủ đô, bởi nó phù hợp và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hóa
Biểu diễn văn nghệ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 của phường Điện Biên (quận Ba Đình). (Ảnh: Hà Nội mới)

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc có vai trò rất quan trọng.

Theo các số liệu thống kê, từ năm 2003 đến 2023, TP Hà Nội đã có 89.485 khu dân cư tổ chức Ngày hội Ðại đoàn kết. 78.903 khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội. 4.385 công trình dân sinh được xây dựng trong dịp tổ chức ngày hội, 9.978 nhà Ðại đoàn kết được xây mới, 3.940 nhà Ðại đoàn kết được sửa chữa, 5.878 nhà Ðại đoàn kết được trao tặng dịp ngày hội...

Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc là phương thức quan trọng trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Khơi dậy sức mạnh, ý chí, quyết tâm cống hiến vì đất nước của mỗi cá nhân, gia đình. Nhiều năm nay, Ngày hội đã trở nên thường xuyên, quen thuộc, đi vào nền nếp của người dân Thủ đô, bởi nó phù hợp và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân.

Việc tổ chức Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần khơi dậy, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, điển hình là sự gắn kết tình làng nghĩa xóm, sự đồng lòng, đoàn kết của cộng đồng dân cư, tạo sự gần gũi hơn giữa nhân dân với chính quyền... Từ đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương và phát triển chung của Thủ đô và đất nước.

Qua đó cho thấy sự đồng thuận của người dân đối với các quyết sách của TP Hà Nội và trong xây dựng Đảng, tham gia các cuộc vận động. Niềm tin với Đảng của nhân dân ngày càng được củng cố, vai trò của Mặt trận Tổ quốc được nâng lên.

TP Hà Nội đã chú trọng đổi mới, sáng tạo, qua 20 năm tổ chức, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hóa tại nhiều địa phương, nhưng hơn thế, từ ngày hội này, tinh thần đoàn kết, chung tay thực hiện nhiệm vụ chung đã được các tầng lớp nhân dân phát huy, tạo nên nhiều thành tựu nổi bật của Thủ đô.

Năm 2023, lần đầu tiên, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc theo quy mô cấp TP.

Theo quan điểm của cá nhân tôi thì đây là cách làm mới, sáng tạo của TP Hà Nội trong việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết tòa dân tộc, thông qua đó củng cố thêm sức mạnh đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 tại Hà Nội: “Cầu nối” tăng cường đồng thuận xã hội Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 tại Hà Nội: “Cầu nối” tăng cường đồng thuận xã hội

Học và làm theo tư tưởng của Bác, các đơn vị tại Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để phát huy sức mạnh ...

Lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội cùng người dân tham gia “Vũ điệu kết đoàn” Lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội cùng người dân tham gia “Vũ điệu kết đoàn”

Tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc TP Hà Nội năm 2023, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội ...

Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động