Nghĩa vụ giải trình về nguồn gốc tài sản
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrả lời:
Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập trong trường hợp tài sản, thu nhập bao gồm: (i) Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50.000.000đ trở lên; (ii) Tài sản ở nước ngoài; (iii) Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50.000.000đ trở lên; (iv) Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50.000.000đ trở lên; mà có sự tăng thêm về số lượng hoặc thay đổi về chủng loại với mức giá trị tăng thêm từ 50.000.000đ trở lên so với kỳ kê khai trước đó, thì người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm này.
Như vậy, trong trường hợp của ông M khi mua chiếc máy tính cho con gái đang du học ở nước ngoài trị giá 49.000.000đ, do giá trị của món quà dưới 50.000.000đ nên ông M không phải kê khai về tài sản này và không cần giải trình về nguồn gốc của món quà trong kỳ kê khai tiếp theo.
PV

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại