Thứ hai 28/07/2025 02:50

Ngoại giao Việt Nam năm 2023: Điểm sáng nổi bật trong thành tựu của đất nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2023 là năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, song còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong khi đó, thế giới tiếp tục trải qua những biến động lớn, đứng trước bước ngoặt chuyển dịch nhanh hơn sang cục diện mới, đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ hàng đầu của công tác đối ngoại và ngoại giao là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế, uy tín đất nước.
Ngoại giao Việt Nam năm 2023: Điểm sáng nổi bật trong thành tựu của đất nước
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Gặt hái những thành tựu mới có ý nghĩa lịch sử

Tiếp tục phát huy thế và lực mới của đất nước, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các hoạt động đối ngoại trong năm 2023, nhất là đối ngoại cấp cao, đã diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng.

Trong năm qua, chúng ta đã tổ chức thành công 22 chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam cùng với hàng trăm cuộc gặp cấp cao tại các diễn đàn, hội nghị đa phương; trong đó, có những chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden, v.v... Thành công của các chuyến thăm, hoạt động đối ngoại này đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện

Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả; vị thế, uy tín và tiếng nói của Việt Nam được khẳng định nổi bật tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, tiểu vùng Mê Công, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28), Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường…

Trước biến động phức tạp của tình hình quốc tế, chúng ta đã xử lý đúng đắn quan hệ với các đối tác trên cơ sở kiên định nguyên tắc, linh hoạt sách lược và ứng xử; nhờ đó, vừa thúc đẩy hợp tác để cùng phát triển, vừa bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bên cạnh tiếp tục đảm nhận các trọng trách quốc tế, Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp thúc đẩy hợp tác, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, gìn giữ hòa bình ở Châu Phi, lần đầu tiên cử lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ... Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.

Công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo về đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng. Ngành ngoại giao cùng các ngành, các cấp đã tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề đối ngoại trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, đề ra phương hướng, giải pháp căn cơ về phát triển quan hệ với các đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, tiểu vùng sông Mê Công, ứng xử trước các sáng kiến liên kết quốc tế…

Ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ. Hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng là nội dung trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao. Bên cạnh tranh thủ các hiệp định thương mại tự do đã ký, chúng ta đã chủ động, tích cực tham gia các liên kết kinh tế mới, thúc đẩy hợp tác với nhiều đối tác tiềm năng. Kết quả là, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD, thu hút FDI đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,8%, nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam…

Thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có thêm 02 thành phố là Đà Lạt và Hội An được công nhận là thành phố sáng tạo của UNESCO. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của UNESCO như Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027...

Chúng ta đã kịp thời bảo hộ hàng trăm ngư dân, đưa về nước an toàn hàng nghìn công dân, nhất là từ các địa bàn có xung đột, thiên tai như Myanmar, Israel... Đồng bào ta ở nước ngoài có địa vị pháp lý được bảo đảm, ngày càng ổn định, hội nhập và phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển ở nước sở tại và có nhiều hoạt động phong phú, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng và phát triển ngành ngoại giao theo hướng toàn diện, hiện đại đạt nhiều tiến bộ. Tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn tinh gọn, hiệu quả hơn. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống được tăng cường; phong cách, lề lối làm việc từng bước được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp; phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ ngoại giao được rèn luyện ngày càng trưởng thành hơn.

Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 ngày 19/12/2023, công tác đối ngoại và ngoại giao từ sau Đại hội XIII đến nay, trong đó nổi bật là năm 2023, đã “đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”.

Những thành tựu to lớn đó minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và những quyết sách sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là kết tinh nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp của ngành ngoại giao.

Những kết quả to lớn đó cũng khẳng định nền đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân văn nhưng quật cường của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa tư tưởng của thế giới, hoàn toàn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng

Trong thời gian tới, tính bất ổn và bất định của tình hình quốc tế sẽ còn tiếp diễn, có thể xuất hiện những nhân tố phức tạp hơn. Cơ đồ tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, thành tựu đối ngoại đạt được trong những năm qua, trong đó có năm 2023, cùng với bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam" và truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam là những nền tảng vững chắc cho đối ngoại và ngoại giao Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách để đóng góp vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trên cơ sở quán triệt, tổ chức thực hiện tốt đường lối đối ngoại Đại hội XIII, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị về đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay và các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngành ngoại giao tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại, cùng các ngành, các cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động đối ngoại và ngoại giao nhằm củng cố vững chắc hơn môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, huy động tốt các nguồn lực mới từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín đất nước.

Trọng tâm là phát huy hiệu quả các khuôn khổ quan hệ vừa được nâng tầm trong năm vừa qua, triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác đã đạt được, đồng thời tiếp tục làm sâu sắc hơn và nâng tầm quan hệ với các đối tác khác nhằm mở rộng không gian phát triển mới cho đất nước, địa phương, doanh nghiệp và người dân, cũng như khẳng định vai trò và vị thế mới của Việt Nam tại các diễn đàn, cơ chế đa phương có tầm quan trọng chiến lược.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại, một trong những điều cốt yếu là xây dựng nền ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại. Cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao trung thành, tận tụy, tin cậy về phẩm chất, nhạy bén về thời thế, sâu sắc về chiến lược, sáng tạo về sách lược, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ và chuyên nghiệp về phong cách; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ chế chính sách cho công tác đối ngoại và ngoại giao; đổi mới tư duy quản trị, phương thức, lề lối làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại...

Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện đại hoá giữa các nước Mê Công – Lan Thương Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện đại hoá giữa các nước Mê Công – Lan Thương
Kinh tế & Đô thị góp phần lan tỏa thành tựu công tác đối ngoại Nhân dân Kinh tế & Đô thị góp phần lan tỏa thành tựu công tác đối ngoại Nhân dân
Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó và khắc phục cơn bão số 3 và mưa lũ; tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 19-25/7/2025.
Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024).
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Trần Văn Phúc vừa được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động