Thứ hai 03/02/2025 10:13

Người bị trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần người khác

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm. Người bị trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác. Trên thế giới mỗi năm có 800.000 người chết vì tự tử, ở Việt Nam ước tính mỗi năm có gần 5.000 người tử vong do tự tử… Trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.

Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, trầm cảm là rối loạn tâm thần (RLTT) thường gặp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật (kể cả nhóm dưới 15 tuổi), làm cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2015 Việt Nam có khoảng gần 3,6 triệu người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số.

Tất cả mọi người đều có thể mắc trầm cảm, tuy nhiên rối loạn này xảy ra ở nữ nhiều hơn nam giới. Kết quả nghiên cứu năm 2008 ở Việt Nam cho thấy, gánh nặng bệnh tật do trầm cảm chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ giới. Trầm cảm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng tàn tật ở nữ giới, chiếm 29% tổng số năm sống với khuyết tật do mọi nguyên nhân và là nguyên nhân thứ 2 gây gánh nặng tàn tật ở nam giới, chiếm 11%.

TS. Nguyễn Thanh Long cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trầm cảm thường xảy ra ở những người bị căng thẳng, bị sang chấn tâm lý trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội hoặc sau khi mắc bệnh khác.

Trầm cảm gây ra bởi nhiều yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học, thường xảy ra ở những người bị stress sau khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống như thất nghiệp, mất người thân, đổ vỡ quan hệ, mâu thuẫn gia đình, thất bại trong học tập, khủng hoảng tinh thần… hoặc sau khi mắc một số bệnh đặc biệt là bệnh nặng, bệnh mãn tính như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ.

benh nhan tam than
Trò chuyện với người bệnh là giải pháp phòng, chữa bệnh hiệu quả nhất (Ảnh mang tính chất minh họa, T.A).

Người bị trầm cảm điển hình có biểu hiện buồn chán dai dẳng, mệt mỏi, giảm hoặc mất sự quan tâm, thích thú với những hoạt động thường thích làm, kèm theo không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, thời gian kéo dài 2 tuần trở lên. Trầm cảm nếu không được chữa trị sẽ thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày.

TS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai chia sẻ, trầm cảm là rối loạn phổ biến nhất thế giới. Bệnh có xu hướng gia tăng, trẻ hóa do áp lực cuộc sống, stress, cộng thêm các trường hợp trầm cảm thứ phát do bệnh lý. Trầm cảm do stress gặp nhiều ở những người có nhân cách yếu, nét nhân cách dễ bị tổn thương như người hay lo lắng, ít chia sẻ… Hậu quả của trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động của người bệnh và dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát và có thể là tự tử.

Trung bình mỗi ngày tại Viện có đến 50 người đến khám và điều trị trầm cảm. Trong đó không ít các trường hợp tự sát, tự gây vết thương cho mình như: Cứa tay, chân, cổ; buộc dây điện vào tay, chân để cắm điện… Đa số tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống, TS. Phương cho biết.

Người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác (nguy cơ tự tử trong đời người trầm cảm là 4%). Trên 50% số ca tự tử có rối loạn trầm cảm. Theo nghiên cứu của WHO, trên thế giới mỗi năm có 800.000 người chết vì tự tử và đây là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở độ tuổi 15-29. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có gần 5.000 người tử vong do tự tử.

Trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở nước ta đã từng bước được quan tâm, tuy nhiên đối với hoạt động phòng, chống trầm cảm nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Bộ Y tế coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, người dân có nhận thức đúng về trầm cảm, cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn trầm cảm.

“Nếu bạn nghĩ rằng mình bị trầm cảm, hãy trò chuyện với mọi người, hãy nói với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và chữa trị trầm cảm. Mọi người hãy tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn, các chất gây nghiện. Khi cần trợ giúp chuyên môn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe”, TS. Tô Thanh Phương, PGĐ BV Tâm thần Trung ương đưa ra lời khuyên.

Thịnh An / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát động Tết trồng cây và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Phát động Tết trồng cây và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Ngày 2/2, Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy - UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).
Đồng hành mạnh mẽ hỗ trợ người yếu thế vươn lên

Đồng hành mạnh mẽ hỗ trợ người yếu thế vươn lên

Từ thành công của Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2021, 2022, 2023, năm 2024, Ban Tổ chức quyết định phát triển Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”năm 2024.
9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 25/1 đến 10h ngày 2/2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Kỳ vọng Hà Nội sẽ bước sang "kỷ nguyên mới"

Kỳ vọng Hà Nội sẽ bước sang "kỷ nguyên mới"

Sáng 28/6/2024, với 462/470 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc Quốc hội xem xét và thông qua Luật Thủ đô với tỷ lệ rất cao có ý nghĩa lịch sử, tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Dự báo thời tiết 3/2: miền Bắc nhiều mây, trời rét đậm; miền Trung có mưa rải rác

Dự báo thời tiết 3/2: miền Bắc nhiều mây, trời rét đậm; miền Trung có mưa rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 3/2.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động