Nhà đầu tư ngoại rót gần 8,9 tỷ USD vào Việt Nam trong 4 tháng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Nhà đầu tư ngoại rót gần 8,9 tỷ USD vào Việt Nam trong 4 tháng |
Vốn đầu tư mới của tháng 4 đã tăng trở
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến ngày 20/4, có gần 8,9 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, trong đó, vốn đầu tư mới và góp vốn, mua cổ phần đã tăng trở lại. Cụ thể, có 750 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng 65,2% về số dự án và tăng 11,1% về số vốn so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước thu hút được 750 dự án vốn FDI đăng ký đầu tư mới, tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 4,1 tỷ USD. Và có 1.044 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,1 tỷ USD, tăng 1,8% về số lượng và tăng 70,4% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, có 386 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với vốn đầu tư tăng thêm đạt 1,66 tỷ USD, tăng 19,5% về số dự án và giảm 68,6% về số vốn so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5,1 tỷ USD, chiếm 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành tài chính, ngân hàng đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 17% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với số vốn đăng ký gần 972 triệu USD.
Trong khi đó, vốn đầu tư mới của tháng 4 đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong quý I/2023. Số dự án đầu tư mới cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng mạnh so với mức tăng của 3 tháng (62,1%).
3 nhà đầu tư nước ngoài rót thêm 3,7 tỷ USD
Trong 4 tháng đầu năm có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 2 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 752 triệu USD.
Đáng chú ý, 3 tập đoàn nước ngoài đã cam kết sẽ đầu tư mới và mở rộng đầu tư trong năm nay với tổng vốn đầu tư lên đến 3,7 tỷ USD.
Cụ thể, nhà đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức cho biết, sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo; Nhà đầu tư Nhật Bản rót 600 triệu USD cho lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế; Lĩnh vực sản xuất năng lượng, logistics sẽ đón nhận khoảng 1,6 tỷ USD vốn đầu tư từ doanh nghiệp Hàn Quốc.
Bà Antonia Zahn-Weber, Giám đốc điều hành VFT Industry UG (có trụ sở tại Munich, Đức) cho hay: VFT Industry UG đã hợp tác với các doanh nghiệp Đức, Việt Nam để chuẩn bị cho khoản đầu tư ước tính 1,5 tỷ USD tại Việt Nam có khả năng sản xuất thép không gỉ xanh ước tính 600.000 tấn/năm để giao thương trên thị trường Việt Nam và châu Âu.
Việc quyết định rót 1,5 tỷ USD của VFT Industry UG là một trong những tín hiệu cho thấy dòng vốn xanh từ EU đang tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Gabor Fluit đánh giá: Mặc dù phải đối mặt với một số rào cản nhưng Việt Nam đã được công nhận là một "ngôi sao" đang lên trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam giờ đây cần phải có những bước đi táo bạo và quyết đoán hướng tới những cải cách mang tính đột phá để duy trì đà tăng trưởng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự chung tay, đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài nói riêng trong thời qua, nhất là trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 và nỗ lực cùng Việt Nam vượt qua thách thức, thực hiện mục tiêu phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
Hà Nội đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công | |
Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 9,69% kế hoạch trong quý 1/2023 | |
Các doanh nghiệp ngoại tăng tốc đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại