Thứ năm 23/01/2025 06:23
Thương mại điện tử xuyên biên giới

Nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng. Ảnh minh họa: AGS
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng. Ảnh minh họa: AGS

Xu hướng tất yếu trên toàn cầu

Tại diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử với chủ đề: “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt Nam”, được tổ chức ngày 26/11. Nhận định về xu hướng phát triển của TMĐT, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh cho biết, TMĐT đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Với Việt Nam, TMĐT cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Tăng trưởng TMĐT của Việt Nam hiện đang đứng “top” đầu thế giới và Đông Nam Á. Năm 2023, quy mô TMĐT của Việt Nam là 20,5 tỷ USD. Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT đạt 30 tỷ USD, đứng “top” 3 Đông Nam Á. Báo cáo từ Amazon Global Selling Việt Nam, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp (DN) Việt đã được xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng tăng 40%. Tổng quan TMĐT xuyên biên giới đã tăng trưởng 28,5% so với năm trước. “Những con số này là minh chứng rõ nét cho tiềm năng to lớn và sự nỗ lực không ngừng của DN Việt Nam trong việc tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường quốc tế” - bà Lê Hoàng Oanh cho hay.

Theo Bộ Công Thương, TMĐT xuyên biên giới là đòn bẩy cho xuất khẩu trực tuyến. Dẫn chứng khảo sát từ các DN mới đây cho thấy, 53% số DN tham gia xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử, 47% sử dụng website hoặc ứng dụng tự xây. Ngoài ra, 60% DN thừa nhận giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua TMĐT chiếm 10-30%. Thị trường phổ biến ứng dụng TMĐT cho xuất khẩu gồm Hàn Quốc chiếm 45%; Nhật Bản chiếm 40%; Trung Quốc chiếm 38%. Số lượng trung bình nhà mua hàng sản phẩm Việt Nam đã tăng 55%; số lượng sản phẩm của Việt Nam có mặt trên nền tảng tăng 24%.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, TMĐT xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận, triển khai ứng dụng TMĐT xuyên biên giới, như hạn chế về kiến thức và kỹ năng số; năng lực cạnh tranh chưa cao; thiếu thông tin thị trường và các vấn đề khó khăn liên quan đến rào cản pháp lý, thuế quan, logistics, thanh toán…

Cần xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh hơn

Đại diện Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc), Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Vân Nam (Trung Quốc), Liu Liang cho biết, Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng chú ý trong lĩnh vực TMĐT, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vượt 25%, cùng lượng lớn người tiêu dùng trẻ, nhu cầu mua sắm trực tuyến quốc tế mạnh mẽ, qua đó tạo mối quan hệ bổ trợ tự nhiên với thị trường Trung Quốc. Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc.

Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Liu Liang cho rằng, cần xây dựng một hệ sinh thái TMĐT hoàn chỉnh hơn, trong đó tiếp tục hoàn thiện mạng lưới logistics kho bãi, xây dựng thêm kho ngoại quan và trung tâm phân loại, đảm bảo hàng hóa Việt Nam thông quan nhanh chóng. Bên cạnh đó, tập trung hỗ trợ công nghệ, thông qua dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực hiện phân tích thị trường chính xác, giúp DN Việt Nam hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc…

Ở góc độ DN, Phó Tổng giám đốc Công ty Bưu điện Việt Nam, Phạm Anh Tuấn cho biết, một nền tảng TMĐT hoạt động cần rất nhiều sàn. Để lên sàn kinh doanh được có nhiều vấn đề, như: Tiếp thị, quản lý giao hàng đảm bảo vượt trội… Với TMĐT xuyên biên giới còn liên quan đến việc thích nghi văn hóa, pháp luật nước sở tại… cùng nhiều yêu cầu mà DN phải cố gắng mới có thể đáp ứng được.

Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế Số, Nguyễn Thị Minh Huyền cũng cho biết, lãnh đạo Cục đã giao Trung tâm Phát triển TMĐT nghiên cứu, phát triển Hệ sinh thái xuất khẩu trực tuyến (Ecomex) với các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa định hướng của Chính phủ, chung tay hỗ trợ các DN Việt Nam đưa những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tiếp cận thị trường quốc tế qua TMĐT. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tổ chức các chương trình đạo tạo TMĐT xuyên biên giới qua đó nâng cao năng lực, phổ biến các quy định, thủ tục và kiến thực mới cho DN.

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh khuyến nghị, DN muốn xuất khẩu hàng Việt nên tham gia vào các sàn TMĐT xuyên biên giới uy tín, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng tại nước sở tại; đầu tư thương hiệu sản phẩm, nhận diện thương hiệu, nghiên cứu quy định về TMĐT và thị trường, tận dụng các chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương.
Hội đồng Doanh nhân Việt - cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm 2024
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động