Thứ năm 17/04/2025 03:03
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Trung Quốc

Nhiều hoạt động tiếp xúc cấp cao hiệu quả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại Nam Ninh, Trung Quốc. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã có cuộc trả lời các cơ quan báo chí về chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nhiều hoạt động tiếp xúc cấp cao hiệu quả
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ

- Xin đánh giá ý nghĩa và kết quả trong chuyến đi Trung Quốc, dự Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính?

- Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 là một hoạt động đối ngoại cấp cao có ý nghĩa rất quan trọng. Trong chưa đầy 27 tiếng tại Nam Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn công tác đã có đã rất nhiều hoạt động tiếp xúc cấp cao hiệu quả như: hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường; tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lưu Ninh; dự và phát biểu tại Lễ khai mạc CAEXPO và CABIS 20; khai trương và tham quan Khu gian hàng thương mại Việt Nam, thăm một số gian hàng của các địa phương của Việt Nam, cũng như một số gian hàng của các đối tác Trung Quốc và ASEAN; tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực đường sắt, điện lực, viễn thông, xây dựng...

Hoạt động của đoàn đã thành công tốt đẹp, đạt được yêu cầu, mục đích đặt ra, đặc biệt là mang lại ý nghĩa quan trọng thể hiện trên 3 khía cạnh chính:

Củng cố tin cậy chính trị và quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nhận lời mời của Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dự Hội chợ lần này thể hiện sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta đối với quan hệ song phương với Trung Quốc, là hoạt động thiết thực kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung.

Cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng đã tiếp tục củng cố đà giao lưu, tiếp xúc cấp cao mật thiết giữa hai bên thời gian qua, góp phần tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và kết quả các chuyến thăm Trung Quốc và dự WEF Thiên Tân của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (6/2023), chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Tăng cường hợp tác thiết thực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong hội đàm giữa hai Thủ tướng, hai bên đi sâu trao đổi về các biện pháp thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác với trọng tâm là kinh tế - thương mại, kết nối giao thông nhằm phát huy đầy đủ tính bổ trợ của hai nền kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu một số đề xuất hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên và có nhu cầu, như đề nghị đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông, thủy sản Việt Nam, tạo điều kiện sớm thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên) và Hải Khẩu (Hải Nam), phối hợp nâng cao hiệu suất thông quan, tránh xảy ra ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu; tăng cường kết nối giao thông và hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu hợp tác trong việc lập quy hoạch và xây dựng một số tuyến đường sắt ở Việt Nam; nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa cả song phương và qua nước thứ ba; nỗ lực thúc đẩy hợp tác du lịch sớm phục hồi như trước dịch Covid-19; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã phản hồi tích cực với các đề xuất hợp tác nêu trên. Hai Thủ tướng đã nhất trí giao các bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường trao đổi, cố gắng sớm đạt tiến triển.

Trong trao đổi với Thủ tướng ta, Thủ tướng Trung Quốc và Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh đều khẳng định sẽ mở rộng nhập khẩu hàng hoá, nhất là nông sản của ta, duy trì giao thương thông suốt tại các cửa khẩu; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên; tăng cường kết nối đường bộ, đường sắt giữa hai nước.

Thể hiện đóng góp chủ động, tích cực của Việt Nam trong hợp tác ASEAN và ASEAN - Trung Quốc. Hội chợ ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại - đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) là cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng giữa Trung Quốc và ASEAN. Đến nay, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công 20 kỳ Hội chợ.

Trong suốt 19 kỳ Hội chợ, Việt Nam luôn có Lãnh đạo Chính phủ dự CAEXPO. Ta cũng là nước có số lượng gian hàng, doanh nghiệp tham gia nhiều nhất trong ASEAN. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao và đông đảo doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ lần này tiếp tục thể hiện sự coi trọng, đóng góp tích cực của Việt Nam với cơ chế hợp tác ASEAN - Trung Quốc, nhân dịp kỷ niệm tròn 20 năm Hội chợ CAEXPO ra đời.

Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, động viên các doanh nghiệp Việt Nam có triển lãm tại Hội chợ, khẳng định thông điệp về việc Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường Trung Quốc cũng như khu vực và quốc tế, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

- Xin Thứ trưởng cho biết những điểm đặc biệt của Hội chợ lần này và những đóng góp nổi bật của đoàn Việt Nam đối với Hội chợ?

- Bản thân Hội chợ lần này có khá nhiều điểm đặc biệt. Trước hết, đây là kỳ Hội chợ đánh dấu 20 năm ra đời và phát triển của CAEXPO và CABIS. Đây cũng là kỳ Hội chợ đầu tiên được tổ chức trực tiếp sau 03 năm gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, do đó, được các nước, người dân và doanh nghiệp các nước ASEAN và Trung Quốc hết sức quan tâm và trên thực tế đã tham gia rất tích cực và sôi động. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng và Lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN đã tham dự Hội chợ.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu, là cấp lãnh đạo cao nhất cùng với một số nước tham dự Hội chợ. Cùng đi với Thủ tướng có 04 Bộ trưởng trong lĩnh vực kinh tế như Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và nhiều bộ, ngành như Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo 07 tỉnh giáp biên với Trung Quốc và tỉnh Sơn La (địa phương tham gia Triển lãm “Thành phố đẹp” tại Hội chợ).

Tiếp nối các kỳ Hội chợ trước, năm nay, Khu gian hàng thương mại Việt Nam có quy mô lớn nhất trong số các nước ASEAN với sự tham gia của 120 doanh nghiệp, hơn 200 gian hàng được trưng bày trên diện tích hơn 4.000m2. Doanh nghiệp Việt Nam mang đến Hội chợ đa dạng các loại mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, giày dép, gia dụng và may mặc, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ...

Thành phần đông đảo của đoàn đại biểu Việt Nam cùng với doanh nghiệp Việt Nam dự Hội chợ với quy mô lớn đã cho thấy sự coi trọng cao độ, nhu cầu và thiện chí của Việt Nam trong triển khai hợp tác sâu rộng, toàn diện với Trung Quốc cũng như với các nước ASEAN khác, cũng cho thấy tiềm lực, vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương và đa phương trong khu vực.

Đoàn đại biểu và doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia tích cực, đầy đủ và đóng góp quan trọng cho thành công của Hội chợ lần này. Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về quyết tâm cũng như cam kết của Việt Nam cũng như các đề xuất hợp tác cụ thể về tăng cường kết nối chiến lược phát triển, kết nối hạ tầng giao thông, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, ổn định và bền vững, qua đó, đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc lên tầm cao mới, hướng tới xây dựng một “Trung tâm tăng trưởng kinh tế ở khu vực” được các nước đồng tình, đánh giá cao.

Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của ASEAN, với vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng với Trung Quốc và các nước ASEAN phát huy hơn nữa vai trò và sức sống của Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) sau 20 năm phát triển; mở ra một chặng đường mới, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vưc khác giữa ASEAN và Trung Quốc, ưu tiên phát triển cân bằng, bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân các nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số và công nghệ cao
Thủ hiến vùng Flanders đề xuất nhiều lĩnh vực có thể hợp tác với Việt Nam
Việt Nam mong muốn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tiếp tục góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Hơn 1,5 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Hơn 1,5 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ 11 khoá XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu T.Ư.
Luật Thủ đô 2024: đột phá thể chế để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển Thủ đô

Luật Thủ đô 2024: đột phá thể chế để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển Thủ đô

Với nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, quy hoạch và đầu tư. Luật Thủ đô 2024 được kỳ vọng sẽ tạo đột phá về thể chế, huy động mạnh mẽ các nguồn lực tài chính cho Thủ đô.
Sáng 16/4, khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động