Thứ năm 23/01/2025 10:54

Nhiều ý kiến quanh việc dừng hay tiếp tục giảm lệ phí trước bạ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Tài chính vừa gửi hồ sơ dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, đề xuất cân nhắc không giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Nhiều ý kiến quanh việc dừng hay tiếp tục giảm lệ phí trước bạ
Hình ảnh tại Vietnam Motor Show 2023 Ảnh: NS

Doanh số bán ô tô tụt dốc

Theo thống kê, doanh số bán ô tô 6 tháng đầu năm tụt dốc, thị trường ngóng chờ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/8/2024 đến 31/1/2025. Lí do là do một số bộ, ngành lưu ý về việc thực hiện các cam kết quốc tế khi triển khai giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo dự thảo Nghị định, mức thu lệ phí trước bạ được đề xuất giảm 50% từ ngày Nghị định được ký ban hành đến hết năm 2024. Trước đó, việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã được thực hiện trong 3 đợt, gồm: từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020; từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022; từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng đã được Chính phủ áp dụng trong năm 2020 và 2022, 2023 mang lại hiệu quả tích cực, giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô phục hồi sản xuất, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm trong bối cảnh khó khăn do đại dịch ra. Đồng thời, đã góp phần hỗ trợ tài chính cho người dân, DN thông qua việc trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, từ đó kích thích nhu cầu, thúc đẩy người dân, DN mua sắm ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh. Qua đó, chính sách đã hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ lượng ô tô tồn kho qua các năm.

Tuy nhiên, Cục Công nghiệp cho hay, theo quy định của Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU), trường hợp Việt Nam bị kiện và kết luận vi phạm các quy định của WTO do ban hành các chính sách về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Việt Nam phải dừng ngay các biện pháp vi phạm theo các kết luận và khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) trong WTO. Trường hợp không thực hiện theo các kết luận và khuyến nghị trong một khoảng thời gian hợp lý, Việt Nam có thể phải bồi thường hoặc đối mặt với việc bị trả đũa từ các nước đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn

Bộ Công Thương bày tỏ ủng hộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN nói chung và DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nói riêng. Trong trường hợp tiếp tục áp dụng chính sách này trong năm 2024, Việt Nam cần có những biện pháp ngoại giao phù hợp để tránh bị ảnh hưởng uy tín với các đối tác thương mại dẫn đến khả năng bị khiếu kiện hoặc trả đũa như đã nêu.

Góp ý của Bộ Ngoại giao cho biết, trong phạm vi phụ trách, Bộ cơ bản nhất trí với kiến nghị của Bộ Tài chính tại hồ sơ dự án Nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước thêm 6 tháng sẽ góp phần hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước, kích cầu tiêu dùng ô tô. Đối với quan ngại về vi phạm cam kết về hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, chuẩn bị phương án xử lý phù hợp. đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Tài chính rà soát kỹ các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có nguyên tắc đối xử quốc gia, kinh nghiệm quốc tế có liên quan. Từ đó phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao xây dựng các phương án chi tiết để chủ động ứng phó (trong trường hợp Chính phủ ban hành nghị định). Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đề nghị đánh giá tác động đầy đủ, rà soát đối tượng giảm lệ phí trước bạ, đề xuất đối tượng được giảm cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo đúng mực, quan điểm xây dựng nghị định, đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong khi đó, Bộ Nội vụ cũng cho rằng, trong quá trình thực hiện cần đảm bảo không ảnh hưởng nguyên tắc đối xử quốc gia của Việt Nam trong khuôn khổ WTO và các FTA mà Việt Nam hiện là thành viên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm mức thu 50% lệ phí trước bạ dẫn tới nguy cơ bị xử phạt do vi phạm các Hiệp định quốc tế. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính phân tích thêm lý do giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2024. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung đánh giá việc có nên tiếp tục thực hiện chính sách giảm mức thu lệ phí trước bạ hay không sau khi Nghị định hết hiệu lực thi hành vào ngày 31/1/2025.

Theo nhận định của chuyên gia, việc giảm 50% lệ phí trước bạ nhằm kích thích nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đối với thị trường ô tô trong nước được coi là chính sách phù hợp và cũng đã đạt nhiều kết quả sau 3 lần giảm vừa qua. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong nước với xe nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia tăng lên 100%, doanh nghiệp "đứng ngồi không yên"
Cần xem xét giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Lợi nhuận trước thuế đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động