Thứ sáu 24/01/2025 00:37

Niu Di-lân đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Niu Di-lân từ ngày 12 đến 14-3, ngày 13-3, tại Auckland, Thủ tướng Chính phủ đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Niu Di-lân với sự tham dự của nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng các bộ, ngành hai nước.

Phát biểu trước gần 300 doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, có quan hệ kinh tế và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hầu hết các trung tâm và các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Việt Nam đang quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo, triển khai nhiều biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó có Niu Di-lân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư Việt Nam - Niu Di-lân thời gian gần đây, với quy mô thương mại tăng 3 lần trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều hàng hóa và dịch vụ năm 2017 đạt hơn 1,24 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016.

Đặc biệt, Niu Di-lân đã hoàn thành các thủ tục để cho phép nhập khẩu một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam (thanh long, xoài, chôm chôm). Các doanh nghiệp Niu Di-lân đã có 30 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 100 triệu USD, đây là con số rất đáng khích lệ so với quy mô dân số chưa đến 5 triệu người của Niu Di-lân.

Thủ tướng nhấn mạnh, với tính bổ trợ cao của hai nền kinh tế và việc hai bên đang cùng là thành viên của các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết, tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất rộng mở.

niu di lan danh gia cao tiem nang cua thi truong viet nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-New Zealand. Ảnh: VGP

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành hai nước thúc đẩy các biện pháp xúc tiến thương mại, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều, lên mức 1,7- 2 tỷ USD vào năm 2020;

Đồng thời đề nghị doanh nghiệp hai nước phát huy sự chủ động, sáng tạo, tăng cường kết nối, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp hữu cơ, an toàn thực phẩm, giáo dục-đào tạo, đầu tư phát triển hạ tầng thông qua hình thức PPP…

Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp Niu Di-lân nghiên cứu các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư sản xuất tại Việt Nam những sản phẩm có chất lượng, hàm lượng chất xám cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Thương mại Damien O’Connor cho biết Niu Di-lân có các thế mạnh về nông nghiệp, giáo dục, khoa học công nghệ, hàng không…. Niu Di-lân là nước có nền nông nghiệp phát triển cao, với nhiều sản phẩm sạch, an toàn và có chất lượng nổi tiếng khu vực và thế giới.

Niu Di-lân đang là điểm đến hấp dẫn cho nhiều sinh viên nước ngoài do có môi trường học hiện đại, cởi mở và an toàn; đối với Việt Nam, riêng trong năm 2017, số học sinh đến Niu Di-lân học đã tăng lên tới 60%.

Niu Di-lân cũng là nước có ngành hàng không phát triển, có thể hợp tác đào tạo phi công và vận chuyển hàng không. Chính phủ Niu Di-lân hoan nghênh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam, tăng cường đầu tư tại Niu Di-lân; ủng hộ các dự án của Việt Nam tại Niu Di-lân trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo, khách sạn…;

Khẳng định Niu Di-lân sẵn sàng sàng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết công nghệ với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm; hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hợp tác du lịch với các địa phương tiềm năng của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Niu Di-lân đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam có môi trường an ninh và an toàn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm qua, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, hạ tầng được nâng cấp, nguồn nhân lực trẻ và có chất lượng cao… được nhiều tổ chức xếp hạng quốc tế và các đối tác kinh tế lớn đánh giá cao;

Cho rằng là thành viên của tổ chức ASEAN với 600 triệu dân và ngay cạnh thị trường Trung Quốc rộng lớn, Việt Nam có thể đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng cho Niu Di-lân vào các thị trường này.

Các doanh nghiệp Niu Di-lân bày tỏ mong muốn được tăng cường kết nối, giao thương với doanh nghiệp Việt Nam; mong Chính phủ hai nước tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiếp đầu tư tại mỗi nước.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã trả lời câu hỏi của các nhà doanh nghiệp Niu Di-lân và Việt Nam; chứng kiến lễ ký một số thỏa thuận, trong đó có Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ Ốc-lần;

Thỏa thuận về hợp tác giữa Đại học Hà Nội và Đại học Công; Thỏa thuận hợp tác về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp giữa Hiệp hội Nông nghiệp Công nghệ cao và Chương trình Liên kết Chính phủ Niu Di-lân và Thỏa thuận hợp tác về phối hợp hỗ trợ xúc tiến kinh doanh giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Doanh nghiệp Niu Di-lân.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Lãnh đạo Tập đoàn Fonterra, Công ty Deosan và Công ty Richmond - là những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa của Niu Di-lân. Lãnh đạo các doanh nghiệp này đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng, có sức tiêu dùng lớn, đặc biệt là đối với sữa và các sản phẩm làm từ sữa; có điều kiện khí hậu, địa lý thuận lợi cho việc phát triển đàn bò sữa và sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao hợp tác giữa Tập đoàn Fonterra, Công ty Deosan và Công ty Richmond với các đối tác Việt Nam như Vinamilk, TH Milk; đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hợp tác, nghiên cứu các vùng sản xuất nguyên liệu phù hợp để đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến ngay tại Việt Nam, giúp chuyển giao công nghệ, thiết bị, hệ thống quản lý, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực ngành công nghiệp sữa của Việt Nam.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm, một trong những cơ sở nghiên cứu hiện đại nhất Niu Di-lân và khu vực về giống cây trồng, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản và công nghệ đánh bắt thủy hải sản tiên tiến.

Thủ tướng đánh giá cao các các dự án hợp tác của Viện với Việt Nam, đặc biệt là dự án hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thanh long, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào Niu Di-lân, một trong những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới đối với nông sản nhập khẩu.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Viện tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nâng cao năng lực ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, sử dụng công nghệ cao. Nhân dịp này, Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác phát triển quả bơ tại tỉnh Đắc Nông giữa bốn bên, gồm Cơ quan Hợp tác Chính phủ Niu Di-lân (G2G), Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm, Tỉnh Đắk Nông và Công ty Nông nghiệp công nghệ cao (Samagritech).

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Niu Di-lân từ ngày 12 đến 14-3, ngày 13-3, tại Auckland, Thủ tướng Chính phủ đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Niu Di-lân với sự tham dự của nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng các bộ, ngành hai nước.

Phát biểu trước gần 300 doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, có quan hệ kinh tế và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hầu hết các trung tâm và các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Việt Nam đang quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo, triển khai nhiều biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó có Niu Di-lân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư Việt Nam - Niu Di-lân thời gian gần đây, với quy mô thương mại tăng 3 lần trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều hàng hóa và dịch vụ năm 2017 đạt hơn 1,24 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016.

Đặc biệt, Niu Di-lân đã hoàn thành các thủ tục để cho phép nhập khẩu một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam (thanh long, xoài, chôm chôm). Các doanh nghiệp Niu Di-lân đã có 30 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 100 triệu USD, đây là con số rất đáng khích lệ so với quy mô dân số chưa đến 5 triệu người của Niu Di-lân.

Thủ tướng nhấn mạnh, với tính bổ trợ cao của hai nền kinh tế và việc hai bên đang cùng là thành viên của các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết, tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất rộng mở.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành hai nước thúc đẩy các biện pháp xúc tiến thương mại, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều, lên mức 1,7- 2 tỷ USD vào năm 2020;

Đồng thời đề nghị doanh nghiệp hai nước phát huy sự chủ động, sáng tạo, tăng cường kết nối, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp hữu cơ, an toàn thực phẩm, giáo dục-đào tạo, đầu tư phát triển hạ tầng thông qua hình thức PPP…

Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp Niu Di-lân nghiên cứu các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư sản xuất tại Việt Nam những sản phẩm có chất lượng, hàm lượng chất xám cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Thương mại Damien O’Connor cho biết Niu Di-lân có các thế mạnh về nông nghiệp, giáo dục, khoa học công nghệ, hàng không…. Niu Di-lân là nước có nền nông nghiệp phát triển cao, với nhiều sản phẩm sạch, an toàn và có chất lượng nổi tiếng khu vực và thế giới. Niu Di-lân đang là điểm đến hấp dẫn cho nhiều sinh viên nước ngoài do có môi trường học hiện đại, cởi mở và an toàn; đối với Việt Nam, riêng trong năm 2017, số học sinh đến Niu Di-lân học đã tăng lên tới 60%.

Niu Di-lân cũng là nước có ngành hàng không phát triển, có thể hợp tác đào tạo phi công và vận chuyển hàng không. Chính phủ Niu Di-lân hoan nghênh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam, tăng cường đầu tư tại Niu Di-lân; ủng hộ các dự án của Việt Nam tại Niu Di-lân trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo, khách sạn…;

Khẳng định Niu Di-lân sẵn sàng sàng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết công nghệ với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm; hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hợp tác du lịch với các địa phương tiềm năng của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Niu Di-lân đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam có môi trường an ninh và an toàn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm qua, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, hạ tầng được nâng cấp, nguồn nhân lực trẻ và có chất lượng cao… được nhiều tổ chức xếp hạng quốc tế và các đối tác kinh tế lớn đánh giá cao;

Cho rằng là thành viên của tổ chức ASEAN với 600 triệu dân và ngay cạnh thị trường Trung Quốc rộng lớn, Việt Nam có thể đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng cho Niu Di-lân vào các thị trường này.

Các doanh nghiệp Niu Di-lân bày tỏ mong muốn được tăng cường kết nối, giao thương với doanh nghiệp Việt Nam; mong Chính phủ hai nước tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiếp đầu tư tại mỗi nước.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã trả lời câu hỏi của các nhà doanh nghiệp Niu Di-lân và Việt Nam; chứng kiến lễ ký một số thỏa thuận, trong đó có Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ Ốc-lần;

Thỏa thuận về hợp tác giữa Đại học Hà Nội và Đại học Công; Thỏa thuận hợp tác về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp giữa Hiệp hội Nông nghiệp Công nghệ cao và Chương trình Liên kết Chính phủ Niu Di-lân và Thỏa thuận hợp tác về phối hợp hỗ trợ xúc tiến kinh doanh giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Doanh nghiệp Niu Di-lân.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Lãnh đạo Tập đoàn Fonterra, Công ty Deosan và Công ty Richmond - là những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa của Niu Di-lân.

Lãnh đạo các doanh nghiệp này đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng, có sức tiêu dùng lớn, đặc biệt là đối với sữa và các sản phẩm làm từ sữa; có điều kiện khí hậu, địa lý thuận lợi cho việc phát triển đàn bò sữa và sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao hợp tác giữa Tập đoàn Fonterra, Công ty Deosan và Công ty Richmond với các đối tác Việt Nam như Vinamilk, TH Milk; đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hợp tác, nghiên cứu các vùng sản xuất nguyên liệu phù hợp để đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến ngay tại Việt Nam, giúp chuyển giao công nghệ, thiết bị, hệ thống quản lý, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực ngành công nghiệp sữa của Việt Nam.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm, một trong những cơ sở nghiên cứu hiện đại nhất Niu Di-lân và khu vực về giống cây trồng, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản và công nghệ đánh bắt thủy hải sản tiên tiến.

Thủ tướng đánh giá cao các các dự án hợp tác của Viện với Việt Nam, đặc biệt là dự án hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thanh long, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào Niu Di-lân, một trong những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới đối với nông sản nhập khẩu.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Viện tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nâng cao năng lực ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, sử dụng công nghệ cao.

Nhân dịp này, Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác phát triển quả bơ tại tỉnh Đắc Nông giữa bốn bên, gồm Cơ quan Hợp tác Chính phủ Niu Di-lân (G2G), Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm, Tỉnh Đắk Nông và Công ty Nông nghiệp công nghệ cao (Samagritech).

Hoa Đỗ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động