Thứ sáu 24/01/2025 02:06

Phát huy vai trò của người có uy tín trong hòa giải tại cơ sở

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong thực tế xã hội, những người có uy tín, có vị trí và vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển của cộng đồng, là người đi đầu trong quá trình vận hành cuộc sống cộng đồng ở địa phương. Điều này đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động hòa giải tại cơ sở, nhất là những vùng sâu vùng xa, những nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống…

Người có uy tín luôn hiện diện ở việc duy trì phong tục, tập quán, tập tục, ổn định, trật tự an toàn xã hội, phát triển sản xuất, thực hiện giải quyết các mối quan hệ với cộng đồng khác và với hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước các cấp. Tại Hà Nội, nhiều người có uy tín đã chủ động, trách nhiệm cùng Tổ hòa giải địa phương tổ chức vận động hòa giải thành công hàng chục vụ việc liên quan tới mâu thuẫn gia đình, tranh chấp đất đai… góp phần bảo vệ bình yên của thôn, xóm, khu dân cư...

Người có uy tín phối hợp tuyên truyền pháp luật cho người dân tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Người có uy tín phối hợp tuyên truyền pháp luật cho người dân tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Vai trò của người uy tín là không thể thiếu được trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ những người có uy tín ở địa phương đã và đang đối mặt với một số khó khăn, trở ngại. Ðáng chú ý, độ tuổi trung bình của người có uy tín đang bị già hóa. Ðiều này dẫn đến tình trạng một số người chủ yếu dùng những kinh nghiệm và hiểu biết truyền thống, chưa kịp cập nhật thông tin trong thời đại công nghệ 4.0, gặp khó khăn đối với những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống và chưa tiếp cận, khó thuyết phục được thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ người có uy tín hằng năm tại các địa phương luôn có biến động, trong đó cần lưu ý việc do độ tuổi người có uy tín ngày càng cao, có nơi số lượng người ra khỏi danh sách nhiều hơn số lượng bổ sung, dẫn đến thiếu ổn định.

Hiện nay, người có uy tín ở địa phương đang là đầu mối, là người đảm nhận khá nhiều trách nhiệm và công việc. Ðể có thể làm tốt, đáp ứng được yêu cầu thực tế, đòi hỏi người có uy tín cần bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian. Có thể thấy, rất nhiều việc của các đoàn thể, cơ quan, ban, ngành đều phải nhờ đến sự tham gia của người có uy tín. Trong khi đó, những chế độ chính sách đãi ngộ đối với họ tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu để nâng cao hơn nữa... Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho người có uy tín. Thường xuyên thăm hỏi, tặng quà người có uy tín để động viên kịp thời trong công việc, cuộc sống. Mở rộng hơn nữa các hoạt động biểu dương người có uy tín tiêu biểu.

Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện tốt, thuận lợi để người có uy tín phát huy vai trò hòa giải trong cộng đồng, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động