Thứ hai 03/02/2025 04:55

Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, vận hành thông suốt và hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa Trung ương với địa phương...
Ở nước ta hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Hệ thống đô thị quốc gia phát triển nhanh. Các đô thị ngày càng được mở rộng, đóng vai trò là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau. Quá trình này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị cũng như đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị (CQĐT) khác với nông thôn. Tổ chức CQĐT phải có tính tập trung cao, ít khâu trung gian, bảo đảm tính thông suốt. Hoạt động của CQĐT phải hiệu lực, hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

Bối cảnh trên đây đòi hỏi phải đổi mới sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của CQĐT. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, vận hành thông suốt và hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa trung ương với địa phương; kiến tạo môi trường thuận lợi để chính quyền đô thị có thể chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của  CQĐT góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền địa phương ở đô thị nói riêng.

Có thể khẳng định, pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được thể hiện bằng hệ thống các văn bản quy phạm phạm luật, có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị.

Cách tiếp cận trên cho thấy, pháp luật về CQĐT điều chỉnh những vấn đề liên quan đến tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị; cơ cấu, tổ chức của CQĐT; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; phân công, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền trung ương và CQĐT; mối quan hệ giữa các cấp chính quyền ở đô thị và hoạt động kiểm tra, giám sát của chính quyền trung ương đối với tổ chức và hoạt động của CQĐT…

Về hình thức, pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT được biểu hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định với các cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau như Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật như pháp lệnh đến các văn bản pháp quy.

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP nói chung và CQĐP ở đô thị nói riêng. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT góp phần bảo đảm nguyên tắc phân cấp, phân quyền mạnh giữa trung ương với địa phương (đô thị) nhằm tạo môi trường thuận lợi để chính quyền địa phương ở đô thị có thể chủ động, tích cực thực hiện biện pháp để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, pháp luật xác định thẩm quyền cho CQĐT tự chủ động thực hiện các biện pháp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, nhiều đạo luật được ban hành đã cụ thể hóa các quy định về Chính quyền địa phương (CQĐP) như: Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Luât Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức CQĐP năm 2019… Các văn bản pháp luật đó đã tạo cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của CQĐP trong đó có CQĐT.

So với Hiến pháp năm 1992, điểm mới của Hiến pháp năm 2013 khi quy định về CQĐP xác định “đơn vị hành chính tương đương” là đơn vị thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Đặc biệt, cấp CQĐP gồm có Hội đồng nhân dân và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (khoản 2 Điều 111). Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 đã xác định rõ “đơn vị hành chính tương đương” là “thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương”.

Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 quy định CQĐP ở đô thị gồm CQĐP ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Luật này cũng dành cả Chương 3 với 35 Điều (từ Điều 37 đến Điều 71) quy định về tổ chức CQĐP ở đô thị với nhiều nội dung mới về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền. Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 bổ sung Ban đô thị đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố trực thuộc trung ương nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý nhà nước đối với quá trình đô thị hóa.

Có thể nói, những quy định trên đây là “bước chuyển mình” của pháp luật trong lĩnh vực này. Theo đó, trước đây, pháp luật chỉ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CQĐP chung cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 đã mở ra khung khổ pháp lý để CQĐP được tổ chức linh hoạt, đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở các đơn vị hành chính. Từ đó, pháp luật kiến tạo mô hình tổ chức CQĐP phù hợp hơn, có sự phân định rõ ràng giữa CQĐT và chính quyền ở nông thôn, cũng như phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đặc trưng của các đơn vị hành chính này.

Tại Hà Nội, bà Vũ Thu Hà, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho biết, việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 32) về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị đến nay thuận lợi, thực hiện theo đúng quy định.

Bà Vũ Thu Hà nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị-hành chính, kinh tế, văn hóa-xã hội của cả nước; là đô thị loại đặc biệt, có quy mô dân số đứng thứ 2 trong cả nước. Sau hơn 30 năm đổi mới, diện mạo Thủ đô, đặc biệt là khu vực đô thị đã có những bước phát triển vượt bậc, mang tầm vóc của một đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông đô thị, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, truyền thông… và cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ tại khu vực đô thị của Thủ đô đã và đang được đầu tư, xây dựng đồng bộ, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của người dân.

Trong công tác quản lý hành chính của thành phố Hà Nội, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đang được áp dụng mạnh mẽ trong cải cách hành chính, tạo những chuyển biến đột phá như: Các thủ tục hành chính được rút ngắn thời gian thực hiện; dịch vụ hành chính công cấp độ 3, 4 đã được cung cấp đến người dân, tạo nhiều thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp…

Thành phố Hà Nội vẫn đang trong quá trình phát triển, có tốc độ đô thị hóa rất cao. Quá trình đó không chỉ diễn ra ở các quận nội thành mà còn lan tỏa sang các huyện ngoại thành; các khu vực nông thôn cũng đang chuyển biến, mang nhiều đặc trưng của đô thị hơn là của nông thôn.

Quy mô đô thị của thành phố Hà Nội ngày càng mở rộng cùng với tính thống nhất, liên thông, tạo thành những mạng lưới, hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, không thể chia cắt theo địa giới hành chính, đòi hỏi sự quản lý tập trung, thống nhất. Do đó, mô hình quản lý, cơ chế quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội phải có những đặc trưng phù hợp với tính chất của đô thị để bảo đảm sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 25/1 đến 10h ngày 2/2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25/1/2025 đến ngày 2/2/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hải Phòng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn.
Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Người dân ở làng Canh Nậu, Dị Nậu tại xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một địa danh thuộc vùng quê xứ Đoài đã gìn giữ truyền thống, phong tục Tết cá mùng 3, Tết gà mùng 7.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin, đơn vị sẽ tổ chức điều chỉnh giao thông phục vụ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) trên phố Đặng Tiến Đông, đoạn Tây Sơn - Trung Liệt.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 1/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động