Thứ hai 03/02/2025 18:10
Hiều về Công ước của Liên Hợp quốc về Phòng chống tham nhũng

Quy định về mua sắm công và quản lý tài chính công

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các bước cần thiết để xây dựng được các cơ chế mua sắm phù hợp dựa trên sự minh bạch, cạnh tranh và tiêu chí khách quan trong khâu ra quyết định...
Quy định về mua sắm công và quản lý tài chính công

Hỏi: Xin quý báo có thể cho biết Công ước của Liên Hợp quốc về Phòng chống tham nhũng quy định như nào về mua sắm công và quản lý tài chính công?

(Nguyễn Tấn Tài, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, báo PL&XH xin trả lời như sau: Điều 9 của Công ước của Liên Hợp quốc về mua sắm công và quản lý tài chính công quy định:

1. Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các bước cần thiết để xây dựng được các cơ chế mua sắm phù hợp dựa trên sự minh bạch, cạnh tranh và tiêu chí khách quan trong khâu ra quyết định, giúp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả. Những cơ chế này, mà việc áp dụng chúng có thể tính đến các ngưỡng giá trị thích hợp sẽ điều chỉnh các vấn đề, trong đó có các vấn đề sau:

(a) Thông báo công khai về thủ tục mua sắm và hợp đồng mua sắm, trong đó có cả thông tin về mời thầu và thông tin thích hợp có liên quan về trao thầu, để các nhà thầu tiềm năng có đủ thời gian để chuẩn bị và nộp hồ sơ thầu;

(b) Đưa ra trước điều kiện tham gia thầu, kể cả tiêu chuẩn chọn và trao thầu và các quy định về đấu thầu, đồng thời công bố những điều kiện này;

(c) Sử dụng những tiêu chuẩn khách quan và định trước đối với việc quyết định mua sắm công nhằm tạo điều kiện cho việc xác minh về sự chính xác trong việc áp dụng các quy tắc hay thủ tục;

(d) Một cơ chế xem xét lại hữu hiệu, trong đó có cơ chế kháng nghị hữu hiệu, nhằm đảm bảo việc viện dẫn ra toà và áp dụng các chế tài được thực hiện trong trường hợp các quy định hay quy trình mua sắm ban hành theo khoản này không được tuân thủ;

(e) Khi thích hợp, các biện pháp để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến cán bộ chịu trách nhiệm mua sắm, chẳng hạn như tuyên bố về lợi ích trong các lần mua sắm công cụ thể, trình tự giám sát và yêu cầu về đào tạo.

2. Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công. Những biện pháp này bao gồm:

(a) Thủ tục thông qua ngân sách quốc gia;

(b) Báo cáo kịp thời về thu và chi;

(c) Hệ thống các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán, và cơ chế giám sát có liên quan;

(d) Cơ chế quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ có hiệu quả và hữu hiệu;

(e) Khi thích hợp, biện pháp khắc phục trong trường hợp không tuân thủ những yêu cầu theo quy định của khoản này.

3. Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp hành chính và dân sự cần thiết đảm bảo sự minh bạch của sổ sách kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác liên quan đến thu, chi công, và phòng ngừa việc giả mạo những tài liệu này.

Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động