Thứ năm 23/01/2025 20:07

Quý II/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội ước đạt 13,1 tỷ USD

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong quý II/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với quý trước nhưng vẫn giảm 17,5% so với cùng kỳ…
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội đạt 25,5 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội đạt 25,5 tỷ USD.

Theo đó, trong quý II/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với quý trước nhưng vẫn giảm 17,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội đạt 25,5 tỷ USD, giảm 12,4% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8,1 tỷ USD, giảm 2,7%; nhập khẩu đạt 17,4 tỷ USD, giảm 16,3%.

Tính riêng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội, trong tháng 6 năm 2023, xuất khẩu ước tính đạt 1.435 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 845 triệu USD, tăng 4,6% và giảm 0,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 590 triệu USD, tăng 4,9% và giảm 10%.

Trong tháng 6, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là hàng dệt, may đạt 197 triệu USD, giảm 18,6%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện giảm 1,8%; máy móc thiết bị phụ tùng giảm 3,1%; xăng dầu giảm 5,8%; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 17,5%; hàng hóa khác giảm 0,5%.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, có 2 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là phương tiện vận tải phụ tùng đạt 127 triệu USD, tăng 12,5%; hàng nông sản đạt 123 triệu USD, tăng 26,1%.

Ước tính quý II kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 4.289 triệu USD, tăng 13% so với quý I và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 8,1 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,5 tỷ USD, giảm 7,6%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6 ước tính đạt 3.056 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng trước và giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 2.475 triệu USD, tăng 5,7% và giảm 23,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 581 triệu USD, tăng 6,7% và giảm 21,3%.

Trong tháng 6, hầu hết các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước như máy móc, thiết bị và phụ tùng; xăng dầu; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép; chất dẻo. Duy nhất trong tháng 6 có nhóm hàng điện gia dụng và linh kiện có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ với kim ngạch nhập khẩu đạt 81 triệu USD, tăng 5,1%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý II ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 3,3% so với quý I và giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 17,4 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2022. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 6 tháng đầu năm nay là máy móc thiết bị phụ tùng; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép; chất dẻo ...

Thời gian tới dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước và TP còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố tác động tiêu cực bên ngoài cũng như hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế cần phải khắc phục. Hà Nội đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm như đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, huy động tốt nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung rà soát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế, đất đai, nhân lực, tăng cường xúc tiến thương mại.

Tập trung khai thác và phát huy thị trường nội địa, tổ chức hiệu quả các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong nước thông qua Chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Thực hiện các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm chế biến, nông sản, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đẩy mạnh lưu thông các sản phẩm hàng hóa của Hà Nội, nhất là sản phẩm OCOP.

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2023 có nhiều tín hiệu khả quan
Tháo gỡ khó khăn cho ngành Công Thương địa phương
Cải cách hành chính - gói hỗ trợ hiệu quả và công bằng nhất cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động