Thứ năm 23/01/2025 10:55
Hà Nội:

Sẵn sàng các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã xây dựng kế hoạch và đưa ra nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân.
Người dân mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Thanh Hà
Người dân mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Thanh Hà

Chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng trong 1 tháng Tết của người dân Hà Nội tiêu thụ gạo 97.650 tấn; thịt lợn hơi 19.500 tấn lợn; thịt bò 5.400 tấn; thịt gia cầm 6.500 tấn; thủy sản 5.420 tấn; thực phẩm chế biến 5.420 tấn; rau củ 52.400 tấn; trứng gia cầm 130 triệu quả; trái cây 52.400 tấn.

Mặc dù nhu cầu cao nhưng hiện ngoài một số mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt… Hà Nội có khả năng tự cung ứng, còn các nhóm hàng còn lại khả năng đáp ứng khoảng 20 - 70% nhu cầu vì vậy việc dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong thời điểm trước, trong và sau Tết là điều cần thiết.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Giáp Thìn, ngành Công Thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Trong đó, ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng, miền. Cụ thể, TP Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo…

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp thông tin, để chủ động nguồn hàng phục vụ Nhân dân trong dịp Tết, trong năm 2023 TP Hà Nội đã triển khai tổ chức trên 100 hoạt động, sự kiện giao thương, xúc tiến thương mại (trong đó, Sở Công Thương duy trì tổ chức khoảng 40 sự kiện). Qua đó, đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên 5.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối; hỗ trợ kết nối tiêu thụ khoảng 500.000 tấn hàng hóa từ các tỉnh, TP.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp, thời điểm hiện tại, giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Giá thịt lợn hơi có dao động tăng nhẹ so với tháng trước, giá rau ăn lá và rau trái mùa tăng nhẹ do ảnh hưởng của mưa dài ngày, tuy nhiên nguồn cung vẫn tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra. Đến thời điểm hiện tại, hàng hóa phục vụ Tết tại các hệ thống phân phối dồi dào, đa dạng sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

“Hiện nay, hệ thống bán lẻ trên địa bàn đã tổ chức nhiều chương trình bán hàng với mức khuyến mãi hấp dẫn đối với các mặt hàng Tết như khuyến mãi giảm giá ưu đãi lên đến 50%, bốc thăm trúng thưởng, giá sốc kèm tặng quà, các lễ hội trái cây, dùng thử sản phẩm...) góp phần tăng kích cầu tiêu dùng trên địa bàn dịp Tết 2024” - ông Nguyễn Thế Hiệp chia sẻ.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch, chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa; đề đảm bảo thuận tiện cho người dân Thủ đô tiếp cận, mua sắm hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hàng hóa Tết sẽ được phục vụ tại 29 trung tâm thương mại; 137 siêu thị; 453 chợ; 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 159 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông lâm sản an toàn trên địa bàn; 926 chuỗi, cơ sở cung ứng nông lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố; 85 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Triển khai các chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng

Song song với đó, hàng hóa phục vụ Tết cũng sẽ được triển khai bán hàng trên các hệ thống kênh phân phối đa phương tiện như: điện thoại, website, ứng dụng mua hàng trực tuyến… của các hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn.

Cùng đó, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm; tổ chức các chợ hoa xuân… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết, siêu thị đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu ngay từ giữa năm 2023. Trong đó, 9 nhóm hàng lương thực thực phẩm thuộc chương trình bình ổn thị trường được dự trữ tăng từ 20 - 50% tùy theo nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng.

Dự báo người dân sẽ bắt đầu mua sắm trong khoảng từ 3 - 4 tuần trước Tết Nguyên đán, trong đó, Saigon Co.op kỳ vọng sức mua và lượt khách tăng khoảng 20 - 30% so với tháng kinh doanh bình thường, tăng 50% so với ngày thường. Sức mua sẽ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết (bánh mứt kẹo, bánh chưng bánh tét, giò chả, dưa hành, củ kiệu, trái cây trưng bầy mâm ngũ quả...). Các mặt hàng đồ dùng, may mặc dự đoán tăng nhẹ…

Đại diện Vincommart nhận định, tháng cận Tết, nhu cầu mua sắm tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm. Đơn vị đã xây dựng, lên phương án cung ứng hàng hóa 2 - 3 tháng trước Tết; đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết, chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm luôn dồi dào, giá cả không biến động lớn. Đơn vị sẽ theo dõi diễn biến thị trường để bảo đảm nguồn thực phẩm cũng như bình ổn giá cho người dân dịp Tết.

Một số doanh nghiệp như: Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội, BRG Mart, Big C... chia sẻ, lượng dự trữ hàng hóa, thực phẩm tăng 2,5 lần so với những tháng trong năm, các đơn vị kỳ vọng tăng trưởng tăng 20 - 30%. Hệ thống siêu thị triển khai nhiều chương trình ưu đãi, bình ổn giá, trợ giá bán hàng không lợi nhuận cho người dân. Ưu tiên kiểm soát chặt chẽ đầu vào ATTP, bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng. Hệ thống siêu thị sẽ bán hàng đến 18h30 Tết và mở cửa trở lại vào 8h ngày mùng 3 Tết.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết có kế hoạch sản xuất đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố; các đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu có kế hoạch khai thác nguồn hàng hợp lý, tổ chức các điểm bán hàng đảm bảo đầy đủ hàng hóa, giá cả ổn định phục vụ người dân; tổ chức triển khai các chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.

Để đảm bảo tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán 2024 hiệu quả, theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, Sở đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết thương mại điện tử với loại hình thương mại truyền thống; tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến mở rộng khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường và giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi; phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín trên địa bàn Thành phố hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng.

Phát biểu tại Hội nghị về công tác bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 ngày 23/1/2024, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thúy Hiền đánh giá cao công tác truyền thông của Sở Công Thương Hà Nội, đóng vai trò quan trọng để người tiêu dùng có thông tin chính thức về tình hình giá cả thị trường, địa điểm bán hàng bình ổn thị trường, tạo tâm lý ổn định cho người dân; Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá tình hình sản xuất, cung ứng mặt hàng gạo, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán để có phương án bảo đảm cung ứng hàng hóa với giá bình ổn theo đúng kế hoạch của Thành phố; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tập trung vào các nhóm hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết, nhóm hàng lương thực, thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đưa hàng Việt về nông thôn, về các khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm với giá hợp lý...

Hà Nội: Chủ động nguồn cung hàng hóa trên địa bàn thành phố
Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa sau thời gian nghỉ Tết tăng, giá cả ổn định
Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định dịp cuối năm và dịp Tết 2024
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.
“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

Tại buổi đào tạo và ươm mầm doanh nhân trong chương trình Build CEO với chuyên đề “Dẫn dắt đội ngũ vượt qua thách thức” do Hội đồng Doanh nhân Việt - VCC (Vietnam CEO Council) tổ chức, sự kiện đã mang đến những chia sẻ chân thực, đầy giá trị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mở ra “chìa khóa” trong việc gắn kết và phát triển thương hiệu.
Techcombank tiếp tục là nhà đồng đầu tư Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025

Techcombank tiếp tục là nhà đồng đầu tư Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4.
Tỷ giá USD hôm nay 23/1/2025: đồng USD tăng nhẹ trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 23/1/2025: đồng USD tăng nhẹ trở lại

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 23/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.341 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay 23/1/2025: giá xăng dầu thế giới chưa tìm được đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 23/1/2025: giá xăng dầu thế giới chưa tìm được đà tăng

Giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/1/2025 - XSMB 22/1/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/1/2025 - XSMB 22/1/2025 - XSMB

XSMB 22/1/2025. KQXSMB 22/1/2025. XSMB 22/1. KQXSMB 22/1. Xổ số miền Bắc hôm nay 22/1/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/1/2025.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới sẽ có sự thanh lọc lớn?

Thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới sẽ có sự thanh lọc lớn?

Năm 2024 được đánh giá là năm tạo nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản. Chu kỳ mới được kỳ vọng sẽ mang tới sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn về sản phẩm nhà ở cũng như sự thanh lọc lớn đối với các chủ đầu tư.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Thị trường chứng khoán ngày 17/1: nhóm cổ phiếu công nghệ và vận tải biển với đà tăng tích cực

Thị trường chứng khoán ngày 17/1: nhóm cổ phiếu công nghệ và vận tải biển với đà tăng tích cực

Phiên giao dịch ngày 17/1, chỉ số VN-Index tăng tiếp gần 7 điểm, đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp đi lên.
Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi.
Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa chính thức trình làng Vespa 946 Snake – phiên bản giới hạn mới nhất thuộc dòng xe tay ga siêu sang mang tính biểu tượng này.
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

Ngân hàng SHB không ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động