Thứ sáu 16/05/2025 20:36

Sự chuyển mình của nghệ thuật trên nền tảng số

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hai năm liên tiếp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nhà hát đóng cửa, sân khấu tắt đèn, nghệ sĩ không được biểu diễn, khán giả không được thưởng thức các chương trình nghệ thuật. Trước bối cảnh này, một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra…
Chương trình nghệ thuật online “Ở nhà cùng vui” với tinh thần san sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch
Chương trình nghệ thuật online “Ở nhà cùng vui” với tinh thần san sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch

Cuộc chuyển mình mạnh mẽ

Nghệ thuật biểu diễn vốn là hình thức chinh phục khán giả bằng cách thể hiện trực diện. Song thời gian qua, dịch Covid-19 xâm nhập, khiến các sân khấu phải tạm dừng phục vụ khán giả trực tiếp. Nhiệt huyết sáng tạo, tinh thần cống hiến và nỗi da diết gặp gỡ khán giả đã thôi thúc các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ thăng hoa ở một không gian mới - nền tảng số. Sự thay đổi này đã đưa những liều “vắc-xin tinh thần” cổ vũ Nhân dân vượt qua đại dịch.

Nhà hát Múa rối Thăng Long đã nhanh chóng bắt nhịp thời đại, chuyển hướng sáng tạo phục vụ khán giả trên nền tảng số. Ban đầu, nhà hát tổ chức thực hiện những tác phẩm ngắn như: “Lớp học đặc biệt mùa Covid”, “Việt Nam quyết thắng corona”, “Quê em chống dịch”,… đăng tải trên kênh YouTube Nhà hát Múa rối Thăng Long đã thu hút hàng nghìn lượt khán giả thưởng thức. Nhà hát còn kết nối với các đơn vị quốc tế tổ chức biểu diễn múa rối nước truyền thống phục vụ khán giả tại nước ngoài qua các nền tảng Zoom, YouTube…

Hội Nhạc sĩ Việt Nam có chuỗi chương trình “Tiếng hát át Covid” thực hiện trên trang Facebook đã đưa hàng trăm ca khúc, tiết mục nghệ thuật mới của các nhạc sĩ trên cả nước về đề tài phòng, chống dịch Covid-19 lan tỏa trong đời sống, sẻ chia với những khó khăn, vất vả của nhân dân, động viên các lực lượng chống dịch...

Bên cạnh sự vào cuộc sôi nổi của các nghệ sĩ ở dòng chảy nghệ thuật đương đại, sân chơi trực tuyến còn ghi nhận sự tham gia của các nghệ sĩ sân khấu truyền thống. Tiêu biểu Trên là kênh YouTube, Facebook của Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật trực tuyến “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt tương tác sôi nổi…

Theo ghi nhận của những người trong nghề, việc đưa các chương trình, tác phẩm nghệ thuật lên nền tảng số không chỉ là giải pháp tình thế nhằm khơi thông dòng chảy nghệ thuật trong bối cảnh đại dịch mà còn là xu thế giúp các sản phẩm nghệ thuật được tiếp cận rộng rãi nhiều đối tượng khán giả trên không gian mạng.

Kết nối nghệ sĩ và khán giả

Song vượt lên trên tất cả những khó khăn về điều kiện làm việc, tình yêu nghề, mong muốn được sáng tạo, cống hiến và gặp gỡ khán giả đã thôi thúc các nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật khắc phục khó khăn, đưa nghệ thuật đến công chúng với phương thức mới. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng thông qua nền tảng số, tình yêu nghệ thuật vẫn được kết nối giữa nghệ sĩ với khán giả. Và khi dịch bệnh qua đi, chắc chắn biểu diễn nghệ thuật trực tuyến tiếp tục được các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ duy trì song song với sân khấu trực tiếp để đưa nghệ thuật đến với công chúng.

Đối với hình thức trực tuyến, cần lựa chọn đưa lên nền tảng số những trích đoạn, chương trình, tiết mục, chuyện hậu trường… phù hợp tâm lý tiếp nhận của công chúng hiện đại. Đây sẽ là kênh quảng bá hữu hiệu để giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tới đông đảo người dùng mạng, đồng thời thu hút công chúng thưởng thức tác phẩm. Đối với biểu diễn trực tiếp, cần xây dựng và áp dụng những quy định cụ thể trong thưởng thức nghệ thuật, như: Quy định về chứng nhận vắc xin đối với nghệ sĩ biểu diễn và khán giả; giới hạn số lượng người xem dựa trên sức chứa cụ thể của các điểm biểu diễn… sao cho vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ các chương trình, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn của Nhân dân.

Quân Đào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bài 2: Chiến lược bài bản, gặt hái thành công

Bài 2: Chiến lược bài bản, gặt hái thành công

Các chuyên gia cho rằng, để đưa chất liệu văn hóa truyền thống vào âm nhạc thành công, các nghệ sĩ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có chiến lược bài bản để tạo nên sản phẩm âm nhạc chất lượng và được lan tỏa rộng khắp.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bức xúc vì bị cho tự “đánh” bản quyền ca khúc của mình

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bức xúc vì bị cho tự “đánh” bản quyền ca khúc của mình

Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bày tỏ sự bức xúc khi bị nhiều ý kiến cho rằng chính anh là người đánh bản quyền tiết mục biểu diễn ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" của Võ Hạ Trâm và Đông Hùng để tiết mục này bị rớt khỏi top 1 Trending YouTube Music.
Mang tri thức đến vùng xa, Hoa hậu Ý Nhi có chạm tới vương miện Miss World?

Mang tri thức đến vùng xa, Hoa hậu Ý Nhi có chạm tới vương miện Miss World?

Xuất hiện tại cuộc thi Miss World 2025, đại diện Việt Nam - Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế và cộng động mạng nhờ nhan sắc thanh lịch, thần thái tự tin cùng phong cách giao tiếp nhẹ nhàng, gần gũi.
Quận Hoàn Kiếm: Hành động ý nghĩa công nhận giá trị sống tích cực của người khuyết tật

Quận Hoàn Kiếm: Hành động ý nghĩa công nhận giá trị sống tích cực của người khuyết tật

Chiều 15/5, Hội LHTN quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ công bố và trao quyết định công nhận hội viên Hội LHTN Việt Nam cho anh Hoàng Trung Nghĩa.
Câu chuyện cuộc sống: lựa chọn của con

Câu chuyện cuộc sống: lựa chọn của con

Cơn mưa rào bất chợt khiến Hân chưa thể về ngay. Cô rẽ vào một quán cà phê nhỏ ven đường. Tiếng nhạc du dương cùng mùi hương bạc hà thơm mát khiến Hân tạm quên đi một ngày nhiều áp lực.
Bản tình ca của một thời tuổi trẻ

Bản tình ca của một thời tuổi trẻ

Tháng Năm về, Hà Nội như bừng tỉnh trong nắng vàng rực rỡ. Từng dải nắng vàng như mật trải dài trên từng con phố, len qua từng tán lá xanh mướt, khiến cả thành phố trở nên lung linh, tràn đầy sức sống. Giữa khung cảnh đó, hoa phượng chợt bừng nở, đỏ rực một góc trời, như nốt nhạc cao vút gọi về những ký ức của một thời áo trắng.
Âm hưởng hồn Việt rất riêng biệt trong nghệ thuật sơn mài tại đình Hà Vĩ

Âm hưởng hồn Việt rất riêng biệt trong nghệ thuật sơn mài tại đình Hà Vĩ

Ngày 16/5, tại đình Hà Vĩ (11 Hàng Hòm, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Sắc son", với các tác phẩm lấy cảm hứng từ nghệ thuật sơn mài truyền thống của Việt Nam.
Lễ hội hát Chèo tàu Tổng Gối được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội hát Chèo tàu Tổng Gối được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL, chính thức công nhận Lễ hội truyền thống hát Chèo tàu Tổng Gối, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bài 1: Biến âm nhạc thành bệ phóng phát triển văn hóa truyền thống

Bài 1: Biến âm nhạc thành bệ phóng phát triển văn hóa truyền thống

Ra mắt đầu tháng 3/2025 đến nay, MV ca nhạc “Bắc Bling” của Hòa Minzy vẫn chưa ngừng gây sốt. Chỉ sau 24h, sản phẩm thu về hơn 3,3 triệu lượt xem, đạt top 1 âm nhạc thịnh hành youtube Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động