Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền thành phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVào cuộc kịp thời, tránh thiệt hại về người
Đến phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội những ngày này, chứng kiến nhịp sống bình yên nơi đây không ai có thể nghĩ rằng cách đây 2 tháng mọi thứ bị xáo trộn bởi vụ hoả hoạn với nhiều chất độc phát tán ra môi trường.
Đó là vào khoảng 18g ngày 28-8, người dân xung quanh khu vực nhà máy sản xuất của Cty CP Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông hoảng hốt sơ tán tài sản khi phát hiện đám cháy phát ra từ nhà kho của Cty.
Ngay sau khi nhận được tin báo về vụ hoả hoạn, UBND TP đã chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương tham gia chữa cháy. Xuyên suốt quá trình chỉ đạo là phương châm: Không để đám cháy lan rộng sang nhà dân và các công trình xung quanh; Không được để thiệt hại về người; Khẩn trương xác định khu vực chính chứa chất amalgam và thủy ngân lỏng để phun bọt, đảm bảo an toàn.
Toàn bộ quá trình chữa cháy các lực lượng Phòng cháy chữa cháy Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, các lực lượng của quận Thanh Xuân, phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung cùng công nhân nhà máy-đặc biệt nhiều hộ dân tại tổ dân phố số 23 khu dân cư số 3 phường Hạ Đình và tổ dân phố số 3 phường Thanh Xuân Trung đã tham gia tích cực, không quản ngại khó khăn, áp lực của đám cháy nên đến khoảng 3 giờ 30 phút ngày 29-8, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Đặc biệt, toàn bộ khu vực tủ bảo ôn chứa các nguyên liệu hóa chất phục vụ cho sản xuất được bảo vệ an toàn; Không có thiệt hại về người; Không để cháy lan sang nhà dân và khu vực xung quanh.
Trong quá trình cùng khắc phục hậu quả đám cháy, lãnh đạo TP Hà Nội đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên người dân an tâm, ổn định cuộc sống. Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Nội Nguyễn Văn Sửu đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo trong đêm khi xảy ra vụ cháy. Đồng thời, lãnh đạo Ban Dân vận và MTTQ TP cũng đã xuống làm việc với các phường, chia sẻ với người sau vụ cháy, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân nên người dân đã thêm yên tâm.
Và niềm tin của người dân được củng cố khi các đợt tổ chức khám sức khoẻ đều cho thấy chưa phát hiện các biểu hiện cấp tính bất thường đối với người dân. Các mẫu máu, nước tiểu được lấy xét nghiệm cũng cho kết quả đều trong giới hạn cho phép và được tham chiếu theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong quá trình quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng không khí, UBND TP đã mời Viện Hóa học Môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học tham gia để đảm bảo tính minh bạch. Đơn vị này đã nỗ lực thực hiện các biện pháp thu gom chất thải, tẩy độc môi trường và hoàn thành vào lúc 16 giờ chiều 5-10, trả lại không gian an toàn cho Cty Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông cũng như người dân nơi đây.
|
Điều này thể hiện ở kết quả quan trắc môi trường qua các đợt từ ngày 29-8 đến ngày 30-8 (ngay sau khi xảy ra đám cháy) các thông số NO2, SO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng Hg (trung bình 24 giờ) trong không khí nằm dưới ngưỡng giới hạn QCVN cho phép. Sau đó các đợt tiếp theo từ ngày 9-9 đến ngày 12-9 và từ ngày 13 đến 14-9 đều cho kết quả nằm trong giới hạn cho phép.
Khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo khắc phục hậu quả
Nhìn lại quá trình xảy ra hoả hoạn cũng như kết quả đạt được để thấy được sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của lãnh đạo TP Hà Nội. Nhờ vậy những hậu quả của đám cháy được khắc phục và hạn chế.
Sự quyết liệt, khẩn trương thể hiện ở việc các văn bản chỉ đạo được ban hành liên tục theo diễn biến, tình hình thực tế của đám cháy; song song đó là những buổi làm việc dày đặc của lãnh đạo UBND TP để kịp thời đưa ra phương án phối hợp khắc phục sự cố, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Trong thời gian từ ngày 30-8 đến 10-9, UBND TP đã liên tục có những chỉ đạo sát sao, kịp thời công tác khắc phục hậu quả sự cố này. Điều đó được thể hiện cụ thể bằng 6 văn bản được ban hành.
Cụ thể, ngày 30-8, UBND TP đã có văn bản số 3764/UBND-ĐT giao Sở TN&MT chủ trì tổ chức quan trắc, đánh giá chất lượng không khí, nước; xác định rõ mức độ ô nhiễm và các chất độc hại khác; đồng thời xác định rõ mức độ ảnh hưởng đến người dân trong vùng bán kính 1km, để thông báo công khai ngay kết quả cho người dân và dư luận biết.
Tiếp đó, ngày 2-9, UBND TP có văn bản số 3769/UBND-ĐT giao Sở TN&MT tiếp tục chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan theo dõi, quan trắc môi trường tại khu vực xảy ra cháy; Chủ động thông báo công khai cũng như có biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân trong khu vực nếu phát hiện chỉ số môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trong ngày 5-9, UBND TP đã họp với các Sở, ngành, UBND quận Thanh Xuân, Tổng cục Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổ trưởng dân phố và đại diện người dân các Tổ dân phố lân cận khu vực xảy ra vụ cháy thuộc 2 phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung nghe báo cáo kết quả các công việc đã tiến hành triển khai và thống nhất các công việc triển khai tiếp theo. Cùng với đó là ban hành 2 văn bản số 3840/UBND-ĐT và 3841/UBND-ĐT.
Tại 2 văn bản này, UBND TP đã chỉ đạo cụ thể 5 nội dung, trong đó yêu cầu Sở Y tế chủ trì tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người dân tại khu vực bán kính 500m theo yêu cầu của người dân; tiếp tục quan trắc chất lượng không khí; lấy mẫu đất, mẫu nước trong vòng bán kính 500m để phân tích, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy định, thông báo công khai, minh bạch; Chủ trì phối hợp với Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Bộ Tư lệnh Thủ đô làm việc với Bộ Tư lệnh Hóa học, triển khai thực hiện tẩy độc nhà máy và trong bán kính 500m vùng ảnh hưởng (nếu có các chỉ tiêu độc hại vượt mức cho phép).
|
Trưng cầu cơ quan chuyên môn giám định nguyên nhân gây cháy, mức độ ảnh hưởng môi trường do vụ cháy gây ra đối với sức khỏe của người dân và môi trường; Trưng cầu Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam giám định để xác định mức độ ô nhiễm về môi trường đất, nước và không khí trong vùng ảnh hưởng xung quanh khu vực cháy;
UBND TP cũng đề nghị Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn của Viện và mời các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm xử lý sự cố tương tự giám định mức ô nhiễm về môi trường đất, nước và không khí trong vùng ảnh hưởng xung quanh khu vực cháy.
Đến ngày 10-9, UBND TP lại tiếp tục ban hành văn bản số 3898/UBND-ĐT ngày 10-9 chỉ đạo cụ thể 7 nội dung, trong đó có việc thu gom, xử lý toàn bộ các chất thải do vụ cháy để lại; Tổ chức tẩy độc toàn bộ khu vực; đảm bảo chất lượng nguồn nước sạch đạt quy chuẩn an toàn; hút bùn, khơi thông hệ thống cống rãnh, thoát nước thải xung quanh khu vực cháy…
Giao Sở Y tế chủ trì cùng UBND quận Thanh Xuân tổ chức việc khám sức khỏe miễn phí cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo và các cô nuôi dạy trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn 2 phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung.
Đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học hướng dẫn, giám sát toàn bộ quá trình thu gom, xử lý chất thải do vụ cháy để lại cũng như quá trình tẩy độc để đảm bảo việc thu gom, xử lý theo đúng quy trình, quy định đảm bảo hiệu quả.
Đến ngày 12-9, UBND TP tiếp tục có văn bản số 3952/UBND-ĐT gửi đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hóa học phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của TP, Cty CP Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông thực hiện tẩy độc toàn bộ khu vực hiện trường vụ cháy và vùng lân cận, đảm bảo vệ sinh môi trường; Hướng dẫn, giám sát về quy trình kỹ thuật toàn bộ quá trình thu gom, xử lý chất thải do vụ cháy để lại cũng như quá trình tẩy độc để đảm bảo việc thu gom, xử lý theo đúng quy trình, quy định đảm bảo hiệu quả.
Ngày 13-9, lãnh đạo UBND TP đã làm việc với Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các chuyên gia Nhật Bản để trao đổi về việc quan trắc và xử lý khắc phục ô nhiễm thủy ngân.
Những kết quả về quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng không khí cũng như sức khoẻ người dân trong thời gian qua chính là bằng chứng sinh động nhất, cho thấy những nỗ lực của chính quyền TP Hà Nội là thực sự mang lại hiệu quả hữu ích cho người dân trên địa bàn.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại