Tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt gần 85%
Năm 2024, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm... Tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt 84,8%.
Hòa giải viên gặp gỡ mỗi bên mâu thuẫn để phân tích về tình, lý
Ông Chu Văn Dụng, Trưởng thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất cho biết, ông rất phấn khởi khi được tham gia tổ hòa giải. Tại đây, ông được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để giữ gìn tình đoàn kết trong Nhân dân và ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.
Hoà giải viên, góp phần gắn kết tình đoàn kết trong Nhân dân
Bà Đỗ Thị Thu, tham gia công tác hoà giải từ năm 2004 đến nay cho biết, mới đầu dù có bỡ ngỡ nhưng được các thành viên trong tổ hòa giải (THG) chia sẻ, hướng dẫn, bà ngày càng nắm bắt được nhiều thông tin, pháp luật và dần tự tin khi hòa giải mâu thuẫn.
Hà Nội: tỷ lệ hòa giải thành đạt 84,88 %
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn TP nhằm tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn nội bộ trong Nhân dân.
Hòa giải thành mâu thuẫn về ranh giới
Với nhiều năm tham gia công tác hòa giải tại cơ sở, trong đó hơn 11 năm làm Tổ trưởng tổ hòa giải, ông Nguyễn Năng Hồng (83 tuổi), Tổ trưởng tổ hòa giải 4 (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cần mẫn với công việc lặng lẽ, đầy cao quý của mình, hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn khó, góp phần vun đắp cho tình làng nghĩa xóm thêm thân thiết.
Mâu thuẫn do gây ô nhiễm tiếng ồn
Với vai trò là Tổ phó tổ dân phố 16, phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội), ông Nguyễn Đình Phục (72 tuổi) đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những vụ việc xích mích trong khu dân cư trong suốt 17 năm tham gia công tác hòa giải. Câu chuyện ông chia sẻ với PV dưới đây là một điển hình.
Câu chuyện hòa giải: chỉ vì cái máng nước...
“Công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Với sự nhẹ nhàng, tinh tế vốn có của phụ nữ, tôi đã cùng những hòa giải viên là cán bộ hội phụ nữ cơ sở thường xuyên xử lý các vụ việc đạt hiệu quả. Câu chuyện dưới đây khiến tôi ấn tượng nhất trong suốt quá trình “làm nghề” của mình” – bà Nguyễn Thị Thanh Toàn (77 tuổi) - Tổ phó tổ hòa giải tổ dân phố 6, phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) chia sẻ.
Mâu thuẫn gia đình do rượu
Với kinh nghiệm 8 năm là tổ trưởng tổ hòa giải, cùng thâm niên xử lý những “ca khó” trong công tác hòa giải cơ sở, ông Ngô Ngọc Sinh (55 tuổi) - Tổ trưởng Tổ hòa giải 1 (thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn…
Rạn nứt tình vợ chồng vì người thứ ba
“Vấn đề hôn nhân gia đình là mảng khiến cá nhân tôi và tổ hòa giải đau đầu nhất. Đối tượng nộp đơn xin ly hôn thường rơi vào các cặp vợ chồng trẻ, do mâu thuẫn trong cách sống, bức bối kinh tế, không biết cách hành xử dẫn đến rạn nứt tình cảm. Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tôi cũng đã hàn gắn không ít đôi tưởng đã chia tay, chấp nhận trở lại sống hòa thuận với nhau. Câu chuyện tôi chia sẻ dưới đây là một điển hình” - ông Nguyễn Văn Cảo - Tổ trưởng tổ dân phố kiêm tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố 5, phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường chung
Với tình yêu và niềm đam mê dành cho công tác hòa giải ở cơ sở, gần 30 năm nay, bà Cao Thị Bé - Tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố Nhật Tảo 2 (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn. Câu chuyện bà chia sẻ với phóng viên dưới đây là một thí dụ điển hình.
Mất tình xóm giềng từ việc xây dựng ống thoát nước thải
“Mỗi khi chứng kiến cảnh bà con lối phố cãi vã vì tranh chấp đất đai, tranh chấp trong chia thừa kế, hôn nhân rạn nứt, tệ nạn xã hội hay mâu thuẫn ngay từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống khiến tôi không khỏi trăn trở, tự nhủ lòng mình cần phải cố gắng dốc sức hơn nữa trong công việc đem niềm vui đến với mỗi gia đình, giữ bình yên cho phố phường” – ông Nguyễn Văn Hoà, Tổ trưởng tổ dân phố kiêm Tổ trưởng tổ hoà giải tổ dân phố Chiến Thắng (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
“Gương vỡ lại lành” nhờ hòa giải viên
Hơn 5 năm tham gia công tác hòa giải, với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết, không quản ngày đêm, mưa nắng, bà Nguyễn Thị Minh - Trưởng Ban công tác Mặt trận kiêm tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố Hạnh Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ việc mâu thuẫn, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bao gia đình...
Bán anh em xa mua láng giềng gần…
Với hơn 5 năm làm công tác hòa giải, ông Nguyễn Khắc Bình - Tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố số 2 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn. Dưới đây là một trong những vụ việc mà ông ấn tượng nhất.
Hóa giải mâu thuẫn giữa mẹ kế và con chồng
Mẹ kế và các con chồng cùng sinh sống hòa thuận trong một mái nhà, nhưng chỉ vì vài chục mét đất mà các thành viên trong gia đình mâu thuẫn gay gắt. Vụ việc xảy ra vào năm 2023 tại tổ dân phố Hạnh Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) và đã được hòa giải thành công. Câu chuyện được bà Nguyễn Thị Minh (67 tuổi) – Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm tổ trưởng tổ hoà giải tổ dân phố Hạnh Phúc chia sẻ với phóng viên.
Hòa giải viên với niềm đam mê gắn kết tình làng nghĩa xóm
Bà Nguyễn Thị Minh (SN 1957) – Trưởng Ban công tác Mặt trận kiêm tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố Hạnh Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) có dáng người nhỏ nhắn cùng giọng ôn hòa, ấm áp. Qua những chia sẻ của bà có thể cảm nhận được tình cảm thân ái mà sâu sắc bà dành cho tổ dân phố Hạnh Phúc nói riêng và phường Vạn Phúc nói chung, đặc biệt là tình yêu và niềm đam mê đối với công tác hòa giải ở cơ sở mà bà đã đảm nhận hơn 5 năm qua.
“Muốn có lối đi thì phải bỏ tiền ra mua đường”
Đó là nguyên nhân vụ mâu thuẫn giữa 2 hộ gia đình năm 2021 đã được ông Nguyễn Văn Hòa (71 tuổi) – Tổ trưởng tổ dân phố kiêm Tổ trưởng tổ hoà giải tổ dân phố Chiến Thắng (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) và các hòa giải viên trong tổ hòa giải hòa giải thành.
Rạn nứt tình cảm vì lối đi…
Đang sinh sống hòa thuận với nhau, chỉ vì lối đi mà gia đình ông Lanh và và một số hộ dân nảy sinh mâu thuẫn. Vụ việc xảy ra vào tháng 3/2024 vừa qua tại tổ dân phố Chiến Thắng (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) và đã được hòa giải thành công. Câu chuyện được ông Nguyễn Văn Hoà (71 tuổi) – Tổ trưởng tổ dân phố kiêm tổ trưởng tổ hoà giải tổ dân phố Chiến Thắng chia sẻ với phóng viên.
Chỉ vì sự cố trong nhà vệ sinh ở tầng trên
Là Tổ phó Tổ hòa giải Tổ dân phố 14 phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết, ông Trần Công Duyên (76 tuổi) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn, gắn kết tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt. Câu chuyện dưới đây mà ông chia sẻ với ấn phẩm Pháp luật & Xã hội (Báo Kinh tế và Đô thị) là một trong số những vụ việc khiến ông ấn tượng...
Mâu thuẫn vì tiếng động đều đều phát ra từ căn hộ tầng trên lúc 5h sáng
Trong gần 10 năm tham gia công tác hòa giải cơ sở, ông Trần Công Duyên (76 tuổi) – Bí thư Chi bộ kiêm Tổ phó tổ hòa giải Tổ dân phố 14 phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn, gắn kết tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt. Câu chuyện dưới đây được ông chia sẻ là một trong những vụ việc ông ấn tượng nhất.
Câu chuyện hòa giải: rượu làm hỏng hôn nhân…
Tham gia công tác hòa giải mới được 3 năm nhưng ông Luyện Văn Dũng (67 tuổi) - Tổ trưởng tổ dân phố kiêm Tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố số 14 phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội) đã hòa giải thành nhiều vụ mâu thuẫn. Câu chuyện dưới đây ông Dũng chia sẻ với PV ấn phẩm Pháp luật & Xã hội (Báo Kinh tế và Đô thị) là một trong những vụ việc điển hình.
1 2