Thứ sáu 24/01/2025 16:39

Tận dụng lợi thế các FTA

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, phát triển, khai thác thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng. Thường xuyên cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu, các ngành hàng xuất khẩu, những Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia để hỗ trợ DN.
Tận dụng lợi thế các FTA
Sản phẩm gốm Bát Tràng xuất khẩu. Ảnh: T.L

Thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

Theo UBND TP Hà Nội, về việc thực hiện đề án "Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài đến năm 2023" của TP Hà Nội, TP Hà Nội đã hỗ trợ DN (DN) thông tin thị trường, hướng dẫn các quy định xuất, nhập khẩu hàng hoá đi các nước Việt Nam ký kết FTA. Khoảng 1.600 người sản xuất, kinh doanh được tập huấn về truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm...

TP Hà Nội cũng hỗ trợ DN nâng cao năng lực sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn của nhà phân phối nước ngoài. Đặc biệt, TP phát triển 159 chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn. Xây dựng hơn 40 nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ. Hỗ trợ 58 mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn... Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thuỷ sản thực phẩm TP Hà Nội đã cấp tài khoản quản lý cho 3.533 cơ sở sản xuất.

Cùng với đó, kết nối, phát triển chuỗi nguyên liệu từ các tỉnh với DN xuất khẩu của Hà Nội. Hỗ trợ DN thích nghi, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững. Hỗ trợ DN tham gia thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu, tổ chức hoạt động giao thương với các mạng phân phối nước ngoài. Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích DN chủ động phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nước ngoài.

UBND TP Hà Nội cũng cho biết, việc thực hiện đề án "Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài đến năm 2023" đã góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của TP Hà Nội.

Theo đó, trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 15.467 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2023. Khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 9.035 triệu USD, tương đương 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 15,1% so với cùng kỳ.

Trong số 11 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội, có 9 nhóm hàng ghi nhận sự tăng trưởng so với năm trước. Điển hình là hàng nông sản đạt 1.263 triệu USD, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 43,9% so với cùng kỳ năm 2023. Hàng may, dệt đạt 1.879 triệu USD, chiếm 12,2% tổng kim ngạch, tăng 8,3%. Thủy tinh và các mặt hàng từ thủy tinh đạt 253 triệu USD, chiếm 1,6%, tăng 30,9%...

Về thị trường trọng điểm, ASEAN đạt 2.676 triệu USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 9,8% so với năm 2023. Hoa Kỳ đạt 2.800 triệu USD, chiếm 18,1%, tăng 23,2%. EU đạt 1.779 triệu USD, chiếm 11,5%, tăng 19,6%. Trung Quốc đạt 1.500 triệu USD, chiếm 9,7%, tăng 4,7%. Nhật Bản đạt 1.423 triệu USD, chiếm 9,2%, tăng 2,3%...

Theo các chuyên gia kinh tế, kim ngạch xuất khẩu Hà Nội nói riêng cả nước nói chung tăng tăng trưởng cho thấy sự phục hồi của sản xuất cũng như nỗ lực của các DN Việt Nam trong việc tận dụng các FTA đã ký kết. Mặt khác, DN cũng tích cực tìm kiếm khách hàng, điều chỉnh mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp thực tế, tích cực tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài.

Tận dụng lợi thế các FTA
Sản phẩm nón lá làng Chuông. Ảnh: T.L

Bứt phá trong hoạt động xuất khẩu của Thủ đô

Theo Sở Công Thương Hà Nội, thời gian tới, ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ DN khai thác các thị trường mới trên cơ sở tận dụng lợi thế các Hiệp định FTA. Riêng với thị trường Trung Quốc, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cập nhật thường xuyên, kịp thời những chính sách mới về nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới để hỗ trợ DN hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường quan trọng này.

Tập trung phát triển và quản lý loại hình thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế, từ đó giúp DN đưa hàng hóa vào kênh phân phối nước ngoài.

Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, phát triển, khai thác thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng cho các sản phẩm có sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn. Thường xuyên cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu, các ngành hàng xuất khẩu, những Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia để hỗ trợ DN.

Đồng thời, tiếp tục làm việc, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài tại Việt Nam để đưa sản phẩm của DN Hà Nội thâm nhập vào chuỗi phân phối. Tổ chức các đoàn DN tham dự hội chợ quốc tế tại các thị trường lớn và thị trường mới, đón các đoàn DN nước ngoài vào giao thương với các DN xuất nhập khẩu của Hà Nội.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, để hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu, thời gian tới, ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ DN khai thác các thị trường mới trên cơ sở tận dụng lợi thế các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, về phía các DN, cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu, nhằm nâng tầm thương hiệu, đồng thời xây dựng lòng tin với người tiêu dùng nước ngoài đối với các sản phẩm Việt Nam.
Hà Nội: đi đầu trong triển khai nhiệm vụ của Đề án 06 Hà Nội: đi đầu trong triển khai nhiệm vụ của Đề án 06

Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần hình thành hệ thống hành chính theo hướng chính quyền số, kinh tế ...

Hà Nội xây dựng chuỗi cung ứng ổn định để phát triển Hà Nội xây dựng chuỗi cung ứng ổn định để phát triển

Thời gian qua, việc phát huy các nguồn lực nội địa, nâng cao nhận thức về sử dụng hàng Việt và xây dựng chuỗi cung ...

Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động