Thứ sáu 21/02/2025 03:53

Tạo lập không gian an toàn thực sự cho phụ nữ, trẻ em

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo số liệu thống kê, trong năm 2018, có gần 8.100 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình- chiếm hơn 85% tổng số nạn nhân bạo lực gia đình. Với trẻ em, gần 1.600 trẻ bị xâm hại và hơn 2.000 vụ bạo lực học đường được phát hiện; trung bình mỗi ngày có 4,6 trẻ em bị xâm hại tình dục.

Sự mất an toàn cho phụ nữ và trẻ em ở nhiều hoàn cảnh, nhiều không gian đang ngày càng báo động khi số vụ bạo lực, xâm hại tình dục, dâm ô… ngày càng tăng với mức độ ngày càng phức tạp.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2018, có gần 8.100 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình- chiếm hơn 85% tổng số nạn nhân bạo lực gia đình. Với trẻ em, gần 1.600 trẻ bị xâm hại và hơn 2.000 vụ bạo lực học đường được phát hiện; trung bình mỗi ngày có 4,6 trẻ em bị xâm hại tình dục. Cùng với đó, ngày càng nhiều vụ xâm hại, quấy rối tình dục xảy ra tại nơi làm việc và nơi công cộng, gây bức xúc dư luân.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam thì tình trạng mất an toàn đối với phụ nữ, trẻ em đang xảy ra với mức độ ngày càng tăng, ở nhiều địa điểm, không gian khác nhau. Trên các phương tiện giao thông công cộng luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nghiên cứu mới đây nhất của TP.HCM cho thấy, xe bus là phương tiện mất an toàn hàng đầu cho phụ nữ và trẻ em gái. Cứ 10 phụ nữ được hỏi thì họ đều khẳng định đã thấy, chứng kiến việc người khác bị quấy rối tình dục trên xe bus. Trong trường học, gia đình và các lĩnh vực khác cũng vậy. Với nhiều trường hợp cụ thể, cần cụ thể hóa được khái niệm “không gian an toàn” trong tất cả các môi trường để từ đó đề xuất chính sách hợp lý, sát sườn.

tao lap khong gian an toan thuc su cho phu nu tre em

Đại diện các đơn vị thảo luận về vấn đề tìm không gian an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Nói về điều này, GS.TS Lê Thị Quý, Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển, cho rằng: Không gian an toàn giờ quá hẹp khi mà xảy ra rất nhiều vụ xâm hại: Trong gia đình thì bị người thân xâm hại, đến trường bị thầy giáo xâm hại, trên xe bus cũng bị quấy rối. Mới đây nhất là các vụ dâm ô, cưỡng bức trong thang máy gây bức xúc dư luận. Chính vì vậy chúng ta không thể coi thường vấn đề này được!

Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm CSAGA - khi đề xuất giải pháp, nhấn mạnh cần “đánh” vào chính “nồi cơm” của các đơn vị có mối quan hệ liên quan với phụ nữ, trẻ em… “Đã đến lúc Việt Nam phải làm những việc này, thay vì chỉ nói về nỗi căm giận, chúng ta nên nói về vấn đề chịu trách nhiệm. Với các doanh nghiệp vận tải, nên chăng trước khi cấp giấy phép cho công ty vận tải thì phải có điều kiện đảm bảo vấn đề về giới, hoặc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp muốn vào Việt Nam phải có các cam kết tương tự. Đây là “cơm áo gạo tiền” của người ta nên buộc người ta phải tham gia. Cắt đến “nồi cơm” thì mới có hiệu ứng. Ta đẩy trách nhiệm và sự tham gia của mỗi người liên quan đến quyền lợi trực tiếp của họ, chứ cứ bảo là cả hệ thống chính trị vào cuộc thì rất chung chung và rất khó!...”- bà Vân Anh nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho rằng, cần tính đến không gian an toàn ở cả khía cạnh tinh thần, tâm lý lẫn không gian về vật chất. Để tạo ra an toàn căn cơ cho trẻ em, cần tính đề việc áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong gia đình. “Nghiên cứu cho thấy hơn 60% trẻ em đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực gia đình. Bố mẹ cho rằng con hư thì bị đánh, học kém thì bị mắng chửi. Một số tổ chức quốc tế nêu ra phương pháp kỷ luật tích cực. Tôi đề nghị Hội LHPN Việt Nam đề xuất Chính phủ nên có một chương trình kỷ luật tích cực để làm sao không có sự trừng phạt, bạo lực về thân thể đối với con cái”.

Theo GS.TS Lê Thị Quý: Cần bổ sung, làm rõ các khái niệm về dâm ô, xâm hại, quấy rối tình dục…, song song với đó là những hình thức xử phạt nặng hơn. Về phía gia đình, sự thờ ơ của gia đình đối với trẻ cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; đến khi xảy chuyện lại sợ mất danh dự của gia đình, tìm cách ém nhẹm đi gây bức xúc…

GS.TS Lê Thị Quý cũng cho rằng để bảo vệ an toàn cho mình, chính phụ nữ cũng phải trách nhiệm hơn với bản thân, không nên ăn mặc hở hang, phô diễn thân thể lố lăng. Điều này không chỉ vi phạm thuần phong mỹ tục mà bản thân người phụ nữ không tạo ra không gian an toàn cho chính mình. Ngoài việc ý thức về bản thân, người phụ nữ và người thân trong gia đình cần răn dạy con cái trong vấn đề trang phục; góp phần bảo vệ sự an toàn khi bước chân ra xã hội…

Nam Du
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động