Thứ hai 21/04/2025 15:19

Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Việt. Vậy Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm... rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Ngày mùng 5 tháng 5 năm Nhâm Dần sẽ vào thứ Sáu ngày 3/6/2022.

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Các món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ

Rượu nếp, nếp cẩm là thứ không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của nhiều người, bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại, chúng thường nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được.

Chỉ vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên, chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng hiệu nghiệm.

Bánh tro là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Với mong muốn "tiêu diệt sâu bệnh" bên trong cơ thể, người ta thường lựa chọn các loại quả có vị chua như mận, xoài xanh... và ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.

Chè kê cũng là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn rồi.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nữ doanh nhân ngành xây dựng Bắc Giang đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2025

Nữ doanh nhân ngành xây dựng Bắc Giang đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2025

Sở hữu tài sắc vẹn toàn, tân Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2025 Lương Thị Hương còn lập “hat trick” hai giải thưởng phụ “Người đẹp áo dài” và “Người đẹp tài năng”.
Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Triển lãm tranh thiếu nhi “Những sắc màu biết nói” với 116 tác phẩm xuất sắc của 108 học sinh đang học tập tại Trung tâm Nghệ thuật House of Art sẽ chính thức diễn ra từ 16h30 ngày 19/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 21/4.
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2025).
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Đáp ứng tốt nhu cầu thị trường

Đáp ứng tốt nhu cầu thị trường

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết, đến hết năm 2024, Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) với 3.317 sản phẩm được chứng nhận trong tổng số gần 15.000 sản phẩm của cả nước (chiếm 22,1%).
Lần đầu tiên, tiếng chuông vang trên Đỉnh Mẫu Vườn quốc gia Ba Vì

Lần đầu tiên, tiếng chuông vang trên Đỉnh Mẫu Vườn quốc gia Ba Vì

Ngày 19/4, Ban quản lý di tích lịch sử quốc gia đền Thượng thuộc UBND huyện Ba Vì đã tổ chức Lễ yên vị khai thanh Đại Hồng Chung.
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động