Thứ sáu 18/04/2025 20:28
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)

Thông qua phiên tòa giả định các học sinh có cách tiếp cận mới về pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 4/11, hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Sở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức mô hình “Phiên toà giả định” với chủ đề pháp luật về an ninh mạng cho học sinh trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.
Thông qua phiên tòa giả định các học sinh có cách tiếp cận mới về pháp luật
Phiên toà giả định với chủ đề pháp luật về an ninh mạng diễn ra tại Trường THPT Thạch Bàn sáng 4/11. Ảnh: N.D

Cách tiếp cận mới về pháp luật

Tham dự buổi hưởng ứng có: Phó Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên; Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hà Nội Trần Lưu Hoa; Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội Nguyễn Văn Hà và toàn thể học sinh của trường THPH Thạch Bàn.

Phát biểu khai mạc buổi hưởng ứng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền cũng như là giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Pháp luật Việt Nam cũng là ngày để chúng ta tiếp tục xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương phép nước, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đồng thời xây dựng văn hóa pháp lý.

Thông qua phiên tòa giả định các em có một cách tiếp cận mới về pháp luật
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: N.D

Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, việc được tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay trên địa bàn thành phố Hà Nội là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm,trọng điểm, hiệu quả, thiết thực, để triển khai thi hành Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua.

Theo đó, Phiên tòa giả định là một mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đưa pháp luật để để gần hơn với các em học sinh cũng giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về pháp luật, những chế tài nghiêm khắc của pháp luật khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Qua đó sẽ giáo dục ý thức cho các em học sinh, giúp các em học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, đồng thời cũng hình thành cho các em thói quen tuân thủ pháp luật trong xây dựng và văn hóa pháp lý trong trong những cái hành vi ứng xử đời thường hàng ngày của mình và với thông điệp là hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình, vì cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, văn minh.

Có mặt tại buổi hưởng ứng, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội Nguyễn Văn Hà cho biết, mô hình Phiên tòa giả định được Sở Tư pháp TP Hà Nội với Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã và đang triển khai sâu rộng trên các trường cấp hai và cấp ba trên địa bàn thành phố.

Phiên toà giả định được tổ chức tại Trường THPT Thạch Bàn được tổ chức với góc độ tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.

Thông qua phiên tòa giả định các em có một cách tiếp cận mới về pháp luật

“Đây là một trong những chuyên đề được các nhà trường trên địa bàn thành phố rất hưởng ứng. Bởi lẽ là với xu thế phát triển khoa học công nghệ 4.0 như hiện nay thì các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng là một trong những mảng rất lớn mà học sinh thường gặp phải. Sau phiên tòa giả định ngày hôm nay, chúng tôi muốn thông phương thức để các em học sinh nhận diện, hiểu được những hành vi nào được gọi là hành vi cấm trên không gian mạng từ đó điều chỉnh hành vi, ứng xử của mình… Để qua đó, các khi các em hoạt động trên không gian sẽ đảm bảo sử dụng với góc độ là những người sử dụng thông, an toàn và đặc biệt là đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình…” - luật sư Nguyễn Văn Hà cho biết.

Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Hà, khi được chứng kiến các luật sư diễn phiên tòa giả định các em học sinh sẽ có những cái trải nghiệm mới, một cách cách tiếp cận mới về pháp luật.

“Pháp luật bằng hình ảnh, bằng những hành vi cụ thể, bằng những vai diễn để các em hiểu được pháp luật không khô cứng từ đó hình thành thói quen, hình thành ý thức trong việc chấp hành pháp luật. Đồng thời, thông qua các vai diễn với các vị trí như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công an dẫn giải… cũng là thông điệp để các em lựa chọn nghề nghiệp tương lai sau này” - luật sư Nguyễn Văn Hà nói.

Thông qua phiên tòa giả định các em có một cách tiếp cận mới về pháp luật
Các em học sinh giao lưu, trả lời các câu hỏi về luật pháp sau khi chứng kiến phiên toà giả định. Ảnh: N.D

Tiếp cận pháp luật hiệu quả hơn, rõ hơn, cụ thể hơn

Phiên toà giả định được diễn ra dưới sự theo dõi của các em học sinh, nhiều học sinh bộc lộ sự thích thú cũng như bày tỏ hưởng ứng, mong muốn có thêm những buổi sinh hoạt tương tự ở những lần tới. Em Lê Thảo Anh, học sinh lớp 12A7 Trường THPT Thạch Bàn cho rằng, qua phiên toà giả định vừa diễn ra, các em hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp lý như thủ tục trước khi xét xử, quá trình xét xử, vai trò của các bên liên quan như bị can, bị cáo. Đồng thời, phiên toà giúp các em hiểu rõ hơn về luật pháp, so với việc chỉ đọc văn bản hoặc nghe giảng trên lớp.

Thông qua phiên tòa giả định các em có một cách tiếp cận mới về pháp luật
Em Lê Thảo Anh, học sinh lớp 12A7 Trường THPT Thạch Bàn. Ảnh: N.D

“So với các giờ học trên lớp thì khi chứng kiến một phiên tòa giả định như thế này bọn em rất thích thú. Em thấy đây là một cách tuyên truyền để học sinh tiếp cận pháp luật hiệu quả hơn, hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về các vấn đề pháp lý” – em Lê Thảo Anh cho biết.

Trao đổi với phóng viên, cô Hữu Thị Hạnh, giáo viên bộ môn giáo dục kinh tế và pháp luật, Trường PTTH Thạch Bàn cho biết, mặc dù thời lượng tiết học môn giáo dục kinh tế và pháp luật ít, nhưng chương trình học liên tục cập nhật những bộ Luật mới, thiết thực với học sinh như Luật tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Giao thông đường bộ, công ước Quốc tế… Qua đó, học sinh biết được về quyền học tập, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo…

Cô cho rằng, những Luật được đưa vào chương trình giảng dạy thường rất gần gũi, có tác động sâu rộng đến nhận thức của học sinh. Như hiện tượng học sinh vi phạm an toàn giao thông giảm đi rất nhiều. Việc sử dụng internet, mạng xã hội các em cũng được cải thiện. Phần lớn học sinh đã nhận thức được những việc nên và không nên trên mạng xã hội; xử lý và ứng xử được với tin rác, biết hậu quả, hệ luỵ của việc lan truyền tin không chính thống và cũng biết mình sẽ bị xử phạt hành chính với mức bao nhiêu tiền.

Thông qua phiên tòa giả định các em có một cách tiếp cận mới về pháp luật
Cô Hữu Thị Hạnh, giáo viên bộ môn giáo dục kinh tế và pháp luật, Trường PTTH Thạch Bàn. Ảnh: N.D

Hoặc như các hành vi về bạo lực học đường, các em nhận thức rõ đó là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Hành vi bạo lực học đường không chỉ là việc đánh bạn, mà nó còn là những hành vi chế giễu, lăng mạ… bạn trên mạng xã hội.

“Bên cạnh đó cũng phải cập nhật những thông tin mới, như đem thông điệp cho học sinh thấy rằng, Quốc hội đang họp và bản thảo về vấn đề gì liên quan đến học sinh, cụ thể như việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự… để các em nắm được” – cô Hữu Thị Hạnh cho biết.

Hiệu quả từ mô hình phiên tòa giả định trong trường học Hiệu quả từ mô hình phiên tòa giả định trong trường học
Hà Nội: sôi nổi hoạt động tuyên truyền pháp luật thông qua mô hình phiên tòa giả định tại trường học Hà Nội: sôi nổi hoạt động tuyên truyền pháp luật thông qua mô hình phiên tòa giả định tại trường học
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đầu tư nguồn lực tương xứng cho nông nghiệp, nông thôn

Đầu tư nguồn lực tương xứng cho nông nghiệp, nông thôn

Để khu vực nông thôn được đầu tư nguồn lực tương xứng, bảo đảm hài hòa với quá trình đô thị hóa, Luật Thủ đô 2024 có nhiều điểm mới. Đặc biệt phải kể tới là, lần đầu tiên vấn đề nông nghiệp, nông thôn được Quốc hội đề cập thành một điều riêng (Điều 32).
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng 18/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Nhà báo lão thành tác nghiệp trong trận đánh “12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Nhà báo lão thành tác nghiệp trong trận đánh “12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Hành trình nghề báo của nhà báo lão thành Vương Đức Thu (SN 1938) - Nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hà Tây (cũ) được đánh dấu bằng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Trong ký ức của ông, kỷ niệm sâu sắc nhất với nghề chính là lần tác nghiệp trong trận đánh rực lửa "12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
Hà Nội: ban hành kế hoạch triển khai Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hà Nội: ban hành kế hoạch triển khai Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 16/4/2025 xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành, đảm bảo Luật PCCC&CNCH được thực thi một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc đối diện mức phạt 30-40 triệu đồng

Nữ tài xế điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc đối diện mức phạt 30-40 triệu đồng

Ngày 16/4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông, lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Công trình phụ mà "không phụ"

Công trình phụ mà "không phụ"

Trước tình trạng một số nhà vê sinh công cộng (NVSCC) đã xuống cấp, hệ thống trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan sớm cải tạo lại NVSCC, góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
Dự báo thời tiết 18/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết 18/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 18/4.
Dự báo thời tiết 17/4: Bắc Bộ, Trung Bộ đón đợt nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết 17/4: Bắc Bộ, Trung Bộ đón đợt nắng nóng trên diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 17/4.
Dự báo thời tiết 16/4: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết 16/4: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng, gió nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 16/4.
Hôm nay (18/4): hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10 tại Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Hôm nay (18/4): hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10 tại Hà Nội và những lưu ý quan trọng

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố chỉ tiêu vào lớp 10 của 119 trường trung học phổ thông công lập. Phụ huynh và thí sinh cần hoàn thành “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026” vào ngày hôm nay (18/4).
Bộ Tài chính đề xuất mức vốn cho vay hỗ trợ sinh viên ngành STEM

Bộ Tài chính đề xuất mức vốn cho vay hỗ trợ sinh viên ngành STEM

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (ngành STEM) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý.
Bộ GD&ĐT mở cổng thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Bộ GD&ĐT mở cổng thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức mở cổng để thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 trực tuyến.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động