Thứ hai 19/05/2025 15:12

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng kiến trúc mới của Thủ đô, đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực phía Bắc sông Hồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công dự án cầu Tứ Liên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công dự án cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự lễ khởi công có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP Hà Nội.

Dự án cầu Tứ Liên là dự án quan trọng được lãnh đạo Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm, yêu cầu cần sớm triển khai, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 27/11/2025 và Nghị quyết số 77/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Đến thời điểm này, công tác triển khai thực hiện dự án đã đạt hiệu quả tốt, bảo đảm khởi công thực hiện dự án trên toàn tuyến, dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Cầu Tứ Liên là một trong 18 công trình cầu đường bộ vượt qua sông Hồng thuộc Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu kết nối lưu thông và hạ tầng kinh tế xã hội giữa hai bên sông Hồng của Thủ đô; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số cho những năm tiếp theo của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Việc đầu tư hoàn thành cây cầu sẽ tạo thuận lợi kết nối Trung tâm TP Hà Nội với khu vực phía bắc, đông bắc sông Hồng, tỉnh Thái Nguyên, kết nối với Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và tuyến đường từ sân bay Gia Bình về Trung tâm TP Hà Nội, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và Vùng Thủ đô.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng tới dự lễ khởi công trong không khí cả nước đang phấn khởi thi đua chào mừng, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nối tiếp sự thành công của chuỗi sự kiện khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Thủ tướng nhấn mạnh dự án cầu Tứ Liên sẽ góp phần giải quyết vấn đề giao thông của Hà Nội, kết nối giữa các khu vực của Hà Nội, kết nối vùng, kết nối quốc tế qua các sân bay Nội Bài và sân bay Gia Bình.

Cùng với đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hà Nội từ 8% trong năm nay như mục tiêu đã đề ra, tạo không gian phát triển mới, gia tăng giá trị đất đai, phát triển kinh tế, nhất là dịch vụ, du lịch, văn hóa, giải trí tại khu vực phía bắc sông Hồng…

Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp của Hà Nội tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực trong triển khai dự án, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để sớm hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cho dự án, quan tâm tới đời sống người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị Ban Quản lý dự án phát huy trách nhiệm cao nhất, các nhà thầu nỗ lực rút ngắn thời gian thi công dự án xuống còn 24 tháng, đồng thời nâng cao chất lượng, không đội vốn, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, không để tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, trên cơ sở ứng dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại nhất.

Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn cây cầu phải là một điểm nhấn kiến trúc, tạo cảnh quan đẹp, xứng tầm và tôn vinh Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, Thành phố vì hòa bình.

Thủ tướng đề nghị các nhà thầu hợp tác chặt chẽ, tăng cường sử dụng nhân lực tại chỗ, nguyên vật liệu tại chỗ và tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại; các đơn vị tư vấn phát huy trách nhiệm, bám sát công trình để thực thi nhiệm vụ.

Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương vào cuộc cùng Hà Nội khẩn trương xử lý các vấn đề phát sinh; nếu cần gì, vướng gì thì kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội là chủ đầu tư. Nhà thầu thi công là liên danh Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tập đoàn VinGroup và một số đối tác khác. Dự án gồm 4 dự án thành phần, với tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng. Trong đó, 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư khoảng 4.332 tỷ đồng, tổng diện tích thu hồi khoảng 62,53 ha, khoảng 701 trường hợp thu hồi đất.
Đề án tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI: thúc đẩy đổi mới, sáng tạo
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần
Thủ tướng chủ trì phiên họp thúc đẩy đột phá trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động