Thứ ba 22/04/2025 18:19

Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 33, xem xét 14 nội dung quan trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 13/5, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 33, cho ý kiến với 14 nhóm nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ7.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Phiên họp thứ 33 dự kiến diễn ra trong 3 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 14 nhóm nội dung và cho ý kiến bằng văn bản đối với 5 nhóm nội dung.

Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Trong đó, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng và dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại Phiên họp thứ 32 (tháng 4.2024); đối với dự thảo 2 Nghị quyết, Bộ Chính trị đã có nghị quyết, kết luận.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hồ sơ và các nội dung của từng dự án, dự thảo. Trong đó tập trung xem xét dự án, dự thảo đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng hay chưa; có bám sát mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án, dự thảo không; hồ sơ tài liệu, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật; nội dung từng chính sách, nhất là các chính sách mới, những vấn đề khó, phức tạp, có sự điều chỉnh, bổ sung so với nội dung Chính phủ đã đề nghị khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh nội dung phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh nội dung phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Về công tác giám sát, các vấn đề kinh tế - xã hội, theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Đồng thời, cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó có nội dung báo cáo thực hiện quy định tại khoản 6 điều 3 của nghị quyết số 91/2023 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và nghị quyết 94/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Cùng với đó là cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6 và tham gia ý kiến dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7...

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Về các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với 4 nội dung, trong đó có quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035... Bên cạnh đó, cũng cho ý kiến lần cuối vào việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 và tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 7.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 2 nội dung thuộc thẩm quyền là xem xét dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với một số chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 4 điều 15 Luật Sĩ quan Quận đội Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 4/2024.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, đây là phiên họp để Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, xem xét những nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, cũng như xem xét các điều kiện bảo đảm cho Kỳ họp. Để bảo đảm chất lượng và tiến độ gửi tài liệu các nội dung tại Kỳ họp thứ 7, ngày 8/5 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 2 văn bản đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện những nội dung thuộc trách nhiệm để sớm gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham gia ý kiến.

Sau phát biểu khai mạc phiên họp của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị kỹ cho đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị kỹ cho đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ

Để chủ động, kịp thời ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ, ngày 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ lần thứ 5 để tập trung chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc đàm phán sắp tới với phía Mỹ.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Nhân kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2025), sáng 22-4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Bùi Thị Minh Hoài dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Luật Thủ đô năm 2024 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc xác lập cơ chế đặc thù cho Hà Nội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động