Thứ sáu 24/01/2025 01:17

Tìm giải pháp ổn định thị trường xăng dầu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại phiên giải trình vấn đề xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội sáng 28/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng dầu trên phạm vi toàn cầu.
Tìm giải pháp ổn định thị trường xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải đáp về công tác quản lý mặt hàng xăng dầu.

Nâng dần theo khả năng cân đối của ngân sách

Sáng 28/2 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về tình hình về thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên giải trình.

Theo đó, 2 Bộ quản lý chính gồm Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ giải trình về các vấn đề liên quan đến việc quản lý Nhà nước về xăng dầu và tình hình thị trường xăng dầu thời gian qua.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai xây dựng phương án nâng mức dự trữ quốc gia về xăng dầu và đã 4 lần trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại phương án trình Thủ tướng lần thứ tư vào ngày 27/12/2022, Bộ Công Thương đề xuất từ năm 2023 - 2025 nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia từ 9 ngày nhập ròng hiện nay lên 15 ngày và trong giai đoạn 2026 - 2030 tiếp tục nâng lên 30 ngày nhập ròng.

Để thực hiện phương án này, ngân sách Nhà nước cần bố trí tối thiểu 4.100 tỷ đồng/năm để mua xăng dầu dự trữ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Tài chính, mức kinh phí trên vượt quá khả năng cân đối ngân sách (hiện nay mới bố trí được khoảng 1.500 tỷ đồng/năm để mua hàng cho toàn ngành dự trữ quốc gia).

Ngày 17/2/2023, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tổ chức họp, rà soát và thống nhất tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho nâng dần mức dự trữ xăng dầu quốc gia theo khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước hàng năm và phù hợp với khả năng cho thuê kho dự trữ bảo quản của các DN.

Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thì mỗi năm ngân sách Nhà nước sẽ bố trí mua tăng thêm 1.000 - 2.000 tỷ đồng (tương đương 1 - 2 ngày nhập ròng) để nâng tổng mức xăng dầu dự trữ quốc gia đến năm 2025 đạt mức tối đa theo quy định tại Quyết định số 1030 ngày 13/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trước hiện tượng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu ở một số địa phương có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm để trục lợi, Bộ Công thương đã thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra.

Kết quả, trong năm 2022 và đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường của Bộ đã thực hiện giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước và thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngày 22/3/2022, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/BCSĐ về thực hiện nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức quản lý nhà nước trong điều hành kinh doanh xăng dầu” bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần kiểm soát chặt chẽ, chính xác, đầy đủ nguồn cung của hệ thống phân phối xăng dầu trong nước.

Từ đầu tháng 1/2023, Hệ thống cơ sở dữ liệu về điều hành và quản lý kinh doanh xăng dầu quốc gia đã được đưa vào vận hành. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động để hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống và mở rộng phạm vi áp dụng quản lý đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên phạm vi toàn quốc.

Về rà soát, hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, Bộ đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án sửa đổi, bổ sung các Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu; trong đó tập trung vào một số vấn đề như: Thời gian điều hành giá xăng dầu; quyền nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu (quy định về nguồn hàng, tỷ lệ chiết khấu tối thiểu…); công thức giá xăng dầu; phương thức điều hành giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu…

Việc sửa đổi bảo đảm khoa học, hợp lý, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà Bộ Công Thương cần tập trung khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn và cầu thị, Bộ Công Thương rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự góp ý, chia sẻ, ủng hộ, động viên của các Ủy ban, Cơ quan của Quốc hội và các ban, bộ, ngành, hiệp hội DN cũng như của cử tri và Nhân dân cả nước, giúp ngành Công thương hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đề xuất 3 phương án đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Đề xuất sửa quy định về phương thức điều hành giá xăng dầu
Đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường nội địa
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động