Thứ sáu 24/01/2025 21:42
Xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm

Trầm Bê nói, "không cãi" nhưng... không cố ý?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khát vọng có một ngân hàng của  mình, Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng lại ngân hàng của Hứa Thị Phấn- một ngân hàng “rỗng ruột” cùng khoản nợ 22.000 tỷ đồng. Để cơ cấu lại, Danh phải đi vay tứ tung và sai lầm này khiến bị cáo và nhiều người liên quan vướng vào lao lý...
tram be noi khong cai nhung khong co y Đề nghị tuyên Phạm Công Danh 20 năm, Trầm Bê 5-6 năm tù

Sau 2 tuần xét hỏi, sáng 22-1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục với phần luận đề ...

Vì sao Phạm Công Danh phải đi vay nợ khắp nơi?

Trong phần tranh luận lại luận tội của đại diện VKSND, bảo vệ cho bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Bùi Phương Giang cho rằng, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao Phạm Công Danh lại đi vay nợ nhiều đến như vậy và vay để làm gì?

Các luật sư dẫn chứng, sau 50 năm gây dựng sự nghiệp với thành quả là Tập đoàn Thiên Thanh. Nhưng vì đam mê muốn có một ngân hàng cho riêng mình, nhưng theo quy định không được lập ngân hàng mới mà chỉ được phép tái cơ cấu. Qua môi giới và kết nối của Hà Văn Thắm, bị cáo Danh đã nhận chuyển nhượng Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) của bà Hứa Thị Phấn và bắt đầu từ đây đã dẫn tới một chuỗi hành vi phạm tội của bị cáo.

Mục đích ban đầu của bị cáo Danh là mua bất động sản của nhóm khoảng 30 doanh nghiệp (gọi là nhóm Phú Mỹ do Hứa Thị Phấn đại diện). Tuy nhiên, trên thực tế số tài sản này trên không chuyển nhượng được vì 30 doanh nghiệp không ủy quyền cho bà Phấn và cũng không chịu ủy quyền cho bị cáo Danh, trong khi bị cáo Danh đã thanh toán 3.658 tỷ đồng vào tài khoản của bà Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Vì vậy, nguyên nhân dẫn tới vụ án VNCB thực ra lại xuất phát từ các dấu hiệu bị coi là vi phạm pháp luật của bà Hứa Thị Phấn và một số cá nhân có trách nhiệm điều hành tại Ngân hàng Đại Tín.

Theo luật sư Hoài, Phạm Công Danh dùng tiền để chi chăm sóc khách hàng nhằm bảo đảm cho việc tái cấu trúc, tăng khả năng thanh khoản và tăng vốn điều lệ của VNCB.

Tự bào chữa, Phạm Công Danh cất giọng: “Mong HĐXX xem xét thu hồi những khoản tiền bị cáo chi trả sai vì không thể tôi vi phạm thì tôi phải trả còn những hành động từ vi phạm mà có lại không được thu hồi để cấn trừ bớt sai phạm từ vụ án”.

tram be noi khong cai nhung khong co y
Cảnh sát dẫn giải Trầm Bê đến tòa

Trầm Bê “sảy chân” vì Phạm Công Danh?

Bảo vệ cho Trầm Bê, luật sư cho rằng, thân chủ của mình không phải là đồng phạm của Phạm Công Danh. Vị luật sư nói, việc đồng phạm xảy ra chỉ khi cả 2 người cũng hiểu, biết ý chí của người kia. Qua xét hỏi tại tòa, bị cáo Trầm Bê không biết được những vấn đề xảy ra tại VNCB. Bị cáo Bê chỉ biết Phạm Công Danh cần tiền nhưng không vay được tiền của VNCB.

Trầm Bê cũng không phạm tội cố ý làm trái khi cho 6 công ty vay mà không có tài sản đảm bảo vì khoản bảo đảm bằng tiền gửi của VNCB là hợp pháp và pháp luật không cấm việc bảo đảm này và khẳng định việc VNCB thiệt hại hơn 1.835 tỷ đồng là do hoạt động bảo lãnh của VNCB, không liên quan đến bị cáo Trầm Bê hay Sacombank.

Một vị luật sư khác cũng cho rằng, quan hệ giữa bị cáo Bê và Danh chỉ là quan hệ giữa hai doanh nhân là chủ của hai pháp nhân kinh doanh độc lập và không đồng nhất về mặt lợi ích. Do vậy khi đưa Phạm Công Danh xuống gặp TGĐ Phan Huy Khang để triển khai các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật và quy định của Sacombank, Trầm Bê không có chỉ đạo, thúc ép hoặc gây áp lực nào nhằm buộc các thuộc cấp phải cho 6 công ty trên vay tiền bằng mọi giá.

Trầm Bê thừa nhận rằng, cáo trạng truy tố, bị cáo chịu, không cãi, nhưng mà không cố ý sai. Bị cáo cho Danh vay tiền vì là khách hàng lớn.

Hoa Đỗ - Trinh Phan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động