Trên những chuyến xe hồi hương…
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững chuyến xe hồi hương do Thaco tài trợ giúp hàng ngàn người dân Quảng Nam ở Sài Gòn về quê. Ảnh: Thaco |
Nhìn những hình ảnh những đoàn người tự phát, đang nối đuôi nhau rời khỏi mảnh đất Sài Gòn mà lòng tôi đau nhói. Nơi đây từng là thành phố nhộn nhịp, đông đúc dân cư từ khắp mọi miền đất nước, nhưng hôm nay nó vắng vẻ thật rồi.
Từng tiếng còi xe “inh ỏi” nơi Quốc lộ những ngày qua làm tôi không thể nào tưởng tượng nổi khung cảnh trước mắt mình. Hòa vào tiếng còi xe là hình ảnh những đứa trẻ thơ được bồng bế trên tay người mẹ, chịu áp lực dưới cái nắng oi ả của mùa hè. Sau lưng họ còn biết bao nhiêu dòng người nối nhau nữa. Dòng người ấy, ai cũng khệ nệ trên chiếc xe máy đã cũ nào là balo, túi xách và còn có khi là lương thực để chống đói ven đường.
Người miền Trung đi xe máy về quê nằm vật vã bên lề đường QL1A ở Đà Nẵng nhận hàng cứu trợ. Ảnh: Nick Huỳnh |
Đến lúc này, tôi không thể dùng từ ngữ hoa mỹ nào có thể nói đến khung cảnh đang diễn ra trước mắt. Khi đôi mắt còn đang ứ nước vì những thân phận tha hương kiếm sống nơi đất khách quê người. Họ là những người con từ những miền quê xa xôi hẻo lánh. Vì cuộc sống quá thiếu thốn, chật vật mà phải xa quê, đến nơi thị thành nhộn nhịp để kiếm sống. Ngày ra đi, ai cũng bịn rịn ngoái đầu. Đến ngày trở về cũng tiết nuối khôn nguôi.
Trên xe máy, họ vượt hàng ngày cây số về quê bất chấp hiểm nguy. Ảnh: Nick Huỳnh |
Suy cho cùng, họ là những mảnh đời rất đáng thương tại mảnh đất Sài Gòn này. Bởi đâu ai muốn từ bỏ quê hương mà đến một nơi đất lạ quê người để sinh sống. Nhưng vì nổi lo cơm áo gạo tiền, thì lạ cũng thành quen. Thế rồi những đồng tiền kiếm được bao nhiêu, cứ ngày ngày gửi về cho cha cho mẹ trang trải cho cuộc sống gia đình. Cho đến nay, khi những đợt giãn cách ập đến như thế, khiến họ không khỏi lao đao chênh vênh giữa mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Nếu ở lại trong thời điểm Sài Gòn đang khốn khó như thế này thì lấy tiền đâu mà lo cho cuộc sống sinh hoạt chật vật hằng ngày.
Những đoàn người nối đuôi nhau mong về được nhà với gia đình làm cho tôi nhớ lại thêm không khí trong những ngày giáp tết. Những người con xa quê cũng lo lắng ngược xuôi mong có vé tàu về quê ăn tết sum họp với gia đình. Nhưng khung cảnh lúc này không còn sự nhộp nhịp, nhớ nhung. Mà thay vào đó là sự “tháo chạy” về mảnh đất quê hương, mong tránh được cơn đại dịch.
Chúng ta cũng không nên trách họ, vì sao bỏ Sài Gòn, cái nơi đã từng nuôi sống cả gia đình. Mà phải nhìn lại một điều thực tế rằng: Nếu như cứ ở mãi nơi xóm trọ thì đến cả ổ bánh mì, họ cũng chẳng còn mà ăn. Không lẽ suốt ngày đi kêu rên, xin từ thiện. Họ cũng có lòng tự trọng. Họ cũng ý thức được mình mà. Không thể sống mãi như vậy. Và cũng chả biết khi nào Sài Gòn mới bình thường trở lại. Đây có thể là một thực tế phũ phàng nhưng đó là sự thật… Tự phát hay đăng ký giờ này chỉ có giá trị về mặt ngữ nghĩa cũng như lương thực, bánh mì, thiết yếu… Nó không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề.
Rồi bỗng từ xa tôi nghe có tiếng một đứa bé nói với mẹ chúng rằng “Mình được về nhà bà nội chơi đúng không mẹ, lâu lắm rồi con không gặp bà”… Có lẽ chỉ một lời nói non nớt từ một đứa trẻ, khiến người ta không khỏi chạnh lòng. Từ đây ta thấy được một quy luật trong cuộc sống rằng: "Chẳng có ai có thể bao bọc con như mẹ, cũng chẳng có ai ôm lấy mình như quê hương".
Sự sẻ chia của cộng đồng cho những người đi xe máy về Sài Gòn về quê thật ấm lòng. Ảnh: MXH |
…Sài Gòn hiểu, rời Sài Gòn không có nghĩa anh ghét Sài Gòn. Rời chỉ là sự sẻ chia cùng thành phố trong thời khắc này. Và Sài Gòn luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự tình cảm mến và hy vọng sẽ được đón tiếp quay lại vào thời điểm gần nhất, vui vẻ, an toàn và thuận tiện hơn.
Đón người về giữa yêu thương. Ảnh: Thaco |
Quảng Nam, Bình Định là một trong số những địa phương có đầu tiên có động thái chào đón những người con xa xứ về quê tránh dịch. Từ hành động tiếp nhận cho đến hỗ trợ xe, tàu và máy bay cho con em hồi hương. “Đón người dân về an toàn xem như đã hoàn thành một nửa chặng đường, chặng tiếp theo là làm sao để giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống tại quê nhà.”, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại