Thứ bảy 19/07/2025 23:58
Chánh án TAND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Mạnh Hùng:

“Trợ lý ảo” là điểm sáng trong việc áp dụng công nghệ thông tin của tòa án

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Về việc áp dụng phần mềm “Trợ lý ảo” vào công tác xét xử, Thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng, Chánh án TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khẳng định, “Trợ lý ảo” là kho tri thức khổng lồ về pháp luật, như một bách khoa toàn thư pháp luật, giúp cho Thẩm phán và thư ký có thể tự nghiên cứu, học hỏi, tham khảo để nâng cao kiến thức pháp luật của mình. PV PL&XH có cuộc trao đổi với Thẩm phán, Chánh án TAND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Mạnh Hùng về vấn đề này.
Chánh án TAND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Mạnh Hùng
Chánh án TAND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Mạnh Hùng

Thưa Chánh án, phần mềm “Trợ lý ảo” được coi là bước đột phá ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ Thẩm phán. Ngành Tòa án yêu cầu, bảo đảm 100% các Thẩm phán trong hệ thống tòa án sử dụng phần mềm “Trợ lý ảo” phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng. Ông có thể đưa ra nhận định về những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phần mềm này?

Thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng TANDTC về chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử, TAND TC ban hành Kế hoạch 49/KH-TANDTC ngày 15/3/2022 của Chánh án TAND TC với mục đích: Đưa “Trợ lý ảo” làm việc trực tuyến 24/7 để hỗ trợ cho Thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, quy định pháp luật, án lệ và bản án có tình huống pháp lý tương tự để tham khảo.

Bảo đảm 100% các Thẩm phán trong hệ thống tòa án sử dụng phần mềm “Trợ lý ảo” phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng. Trước đây, tòa án đã áp dụng công nghệ thông tin đối với Thẩm phán trong việc yêu cầu Thẩm phán phải đăng công khai các bản án trên cổng thông tin điện tử của TAND TC theo Nghị quyết số 03/2017/Nq-HĐTP của TAND TC. Việc công khai các bản án đã giúp cho các Thẩm phán có nguồn tham khảo khi gặp các vụ án có những sự kiện pháp lý tương tự nhau mà các tòa án khác đã xét xử.

Hiện nay, TAND TC đang triển khai công nghệ thông tin đối với Thẩm phán trong “Trợ lý ảo”, đã xác định từng giai đoạn cụ thể với mục đích và phương hướng, giải pháp rõ ràng.

Giai đoạn 1, đây là giai đoạn được xác định là công cụ tìm kiếm, “Trợ lý ảo” cung cấp 4 dịch vụ: Giới thiệu điều luật, hệ thống luật để Thẩm phán áp dụng; giới thiệu những án lệ liên quan đến vụ án để Thẩm phán vận dụng khi xét xử; xem xét các vụ án có tình huống tương tự để Thẩm phán tham khảo. “Trợ lý ảo” với mục đích hỗ trợ Thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, giúp Thẩm phán có thể áp dụng pháp luật trong một số tình huống cụ thể, có thể đưa ra các bản án có tình huống pháp lý tương tự để Thẩm phán tham khảo, giúp Thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật đúng và thống nhất. Như vậy, sau khi TAND TC tổ chức tập huấn cho các Thẩm phán trong hệ thống tòa án sử dụng phần mềm “Trợ lý ảo” phục vụ công tác chuyên môn, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Về thuận lợi, đây là một ứng dụng thành phần trong việc chuyển đổi số quốc gia, được sự ủng hộ và quyết tâm triển khai của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. “Trợ lý ảo” giao tiếp bằng cả lời nói và chữ viết, không chỉ như một thư ký tòa án.

“Trợ lý ảo” đóng vai trò như một người thư ký làm việc thường xuyên với Thẩm phán, sẽ tư vấn ứng dụng pháp luật, điều khoản của pháp luật để Thẩm phán áp dụng vào hoạt động xét xử. Phần mềm “Trợ lý ảo” là kho tri thức khổng lồ về pháp luật, như một bách khoa toàn thư pháp luật, giúp cho Thẩm phán và thư ký có thể tự nghiên cứu, tự học hỏi, tham khảo để nâng cao kiến thức pháp luật của mình.

Phần mềm “Trợ lý ảo” chính là điểm sáng trong việc áp dụng công nghệ thông tin của tòa án, đây chính là việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hoạt động của tòa án.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên còn có một số khó khăn nhất định, Đó là, các Thẩm phán đều được trang bị máy tính có kết nối internet nhưng vẫn còn có một số máy có cấu hình thấp, dung lượng đường truyền internet còn hạn chế nên việc truy cập internet khi áp dụng việc tra cứu thông tin nhiều khi còn chậm…

Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống “Trợ lý ảo” được chia làm ba giai đoạn. Vậy, với giai đoạn 1, đơn vị đã chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

Để đưa vào sử dụng hệ thống “Trợ lý ảo” giai đoạn 1, TAND quận Hoàn Kiếm đã chuẩn bị: Thứ nhất, chuẩn bị về cơ sở vật chất. Cụ thể, để sử dụng được hệ thống “Trợ lý ảo”, trước tiên cần phải có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng được việc cài đặt và ứng dụng phần mềm như hệ thống máy tính thông minh, đường truyền internet tốc độ cao..., đảm bảo cho việc truy cập, tìm kiếm thông tin được thông suốt, nhanh chóng nhất, tránh tình trạng treo máy hoặc nghẽn mạng…

Thứ hai, chuẩn bị về con người, đây là yếu tố quan trọng nhất, vì con người mà cụ thể là các Thẩm phán, Thư ký là chủ thể xây dựng, sử dụng, huấn luyện, cung cấp và làm giàu tri thức cho hệ thống “Trợ lý ảo”. Để sử dụng được hệ thống “Trợ lý ảo”, ngoài việc các Thẩm phán tham gia tập huấn trực tuyến tại Hội nghị tập huấn trực tuyến sử dụng phần mềm “Trợ lý ảo” do TAND TC tổ chức, TAND quận Hoàn Kiếm đã liên hệ TAND TC để mời chuyên gia đến cài đặt, hướng dẫn, tập huấn trực tiếp cho các Thẩm phán, Thư ký trên hệ thống máy tính của TAND quận Hoàn Kiếm.

Thứ ba, chuẩn bị về công tác tuyên truyền, “Trợ lý ảo” trước mắt phục vụ cho các Thẩm phán 4 ứng dụng về tư vấn, đó là: Cung cấp hệ thống pháp luật. Đối với một vụ án cụ thể, “Trợ lý ảo” sẽ giới thiệu cho các Thẩm phán cần phải áp dụng pháp luật nào và việc áp dụng pháp luật chính xác cho đến điều khoản của Bộ luật và thời hiệu của Bộ luật.

“Trợ lý ảo” giới thiệu các án lệ các vụ án áp dụng tương tự cho các Thẩm phán tham khảo; “Trợ lý ảo” giới thiệu các giải đáp pháp luật của Hội đồng Thẩm phán TAND TC. Cuối cùng là “Trợ lý ảo” giới thiệu các vụ án tương tự đã được xét xử giúp cho Thẩm phán nghiên cứu, tham khảo. Đây là một tiện ích giúp cho các Thẩm phán rất lớn, làm cho việc áp dụng pháp luật tốt hơn. Hệ thống “Trợ lý ảo” có khả năng hỗ trợ đoán định tư pháp. Người dùng chỉ cần nạp dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý… để hệ thống trả lời trường hợp này thuộc tranh chấp dạng gì (đối với dân sự).

Ngoài Thẩm phán, Thư ký, người dân có thể tham khảo kết quả và quyết định có khởi kiện tại tòa án hay không? Nếu khởi kiện tại tòa án thì xu hướng kết quả sẽ như thế nào? Do đó, việc tuyên truyền về hệ thống “Trợ lý ảo” cho các cơ quan, ban ngành và Nhân dân là cần thiết, để giảm bớt việc giải thích pháp luật, giảm tải cho cán bộ hành chính tư pháp khi tiếp công dân đến hỏi thủ tục khởi kiện.

Người dân cũng có thể chủ động nghiên cứu các tình huống pháp lý liên quan đến mình - đây được xác định là cách thức để người dân tiếp cận công lý.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

“Trợ lý ảo” là việc ứng dụng công nghệ thông tin để giúp tất các Thẩm phán tra cứu, áp dụng pháp luật đầy đủ, chính xác cho mỗi vụ việc cụ thể; hướng dẫn Thẩm phán thực hiện các hoạt động tố tụng đúng trình tự, thủ tục, nhanh chóng kịp thời, đúng quy định pháp luật; giúp các Thẩm phán ra các quyết định đúng đúng bản chất sự việc, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, được dư luận xã hội đồng tình.
Thẩm phán toàn quốc sẽ sử dụng trợ lý ảo
“Trợ lý ảo” giúp các Thẩm phán đưa ra các quyết định đúng bản chất sự việc, đúng pháp luật
Bảo An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cập nhật vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: tìm thấy 28 thi thể, trong đó có 8 trẻ em

Cập nhật vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: tìm thấy 28 thi thể, trong đó có 8 trẻ em

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch QN7105 trên Vịnh Hạ Long, đến 20h45 ngày 19/7, đã tìm thấy 28 thi thể, trong đó có 8 trẻ em; đồng thời cứu được 11 người (thông tin ban đầu là 12 người).
Phụ nữ Thủ đô quyết tâm “gỡ” khó trong vận hành mô hình mới

Phụ nữ Thủ đô quyết tâm “gỡ” khó trong vận hành mô hình mới

Sau khi 126 Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, phường được kiện toàn theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các cấp Hội LHPN TP Hà Nội đã nhanh chóng thích ứng với tổ chức bộ máy mới, triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức hội trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội tại cơ sở.
Phường Cửa Nam dọn dẹp vệ sinh môi trường “Sáng – xanh – sạch – đẹp”, chào mừng Quốc khánh 2/9

Phường Cửa Nam dọn dẹp vệ sinh môi trường “Sáng – xanh – sạch – đẹp”, chào mừng Quốc khánh 2/9

Từ chiều 18/7 và sáng 19/7, các cán bộ và nhân dân phường Cửa Nam, TP Hà Nội tích cực ra quân hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn phường nhằm đẩy mạnh phong trào “Sáng – xanh – sạch – đẹp” chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ra mắt công trình “Ba Đình số hóa - Tuyến phố không rác 24h” trên tuyến phố đẹp nhất của Thủ đô

Ra mắt công trình “Ba Đình số hóa - Tuyến phố không rác 24h” trên tuyến phố đẹp nhất của Thủ đô

Sáng 19/7, phường Ba Đình (Hà Nội) tổ chức lễ ra quân cao điểm phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” và ra mắt công trình “Ba Đình số hóa – Tuyến phố không rác 24h”.
Sân bay Gia Bình được điều chỉnh công suất để hỗ trợ sân bay Nội Bài

Sân bay Gia Bình được điều chỉnh công suất để hỗ trợ sân bay Nội Bài

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể sân bay quốc gia giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó nổi bật là việc tăng công suất Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình (Bắc Ninh) và giảm tương ứng công suất sân bay Nội Bài (Hà Nội) để đảm bảo khai thác hiệu quả vùng trời.
Quy định xây công trình trên đất nông nghiệp tại vùng sản xuất nông nghiệp

Quy định xây công trình trên đất nông nghiệp tại vùng sản xuất nông nghiệp

Tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định điều kiện, loại công trình và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình trên đất nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn TP Hà Nội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát công điện khẩn ứng phó bão số 3 đổ bộ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát công điện khẩn ứng phó bão số 3 đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 – WIPHA, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát đi công điện khẩn yêu cầu toàn ngành tăng cường ứng phó, đặc biệt tại các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa...
Đắm tàu du lịch ở vịnh Hạ Long: 3 người tử vong, 40 người mất tích

Đắm tàu du lịch ở vịnh Hạ Long: 3 người tử vong, 40 người mất tích

Chiều 19/7, một vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực gần hang Đầu Gỗ, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khiến nhiều người thương vong và mất tích.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương khẩn trương ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA)

Thủ tướng yêu cầu các địa phương khẩn trương ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA)

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA) năm 2025.
Việt Nam giành 6 huy chương tại Kỳ thi Olympic toán quốc tế

Việt Nam giành 6 huy chương tại Kỳ thi Olympic toán quốc tế

Đội tuyển Việt Nam vừa giành 6 huy chương, xếp thứ 9 trong số các quốc gia tham dự Olympic toán quốc tế 2025, gồm 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Đề xuất mức học bổng cho người học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ chiến lược

Đề xuất mức học bổng cho người học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ chiến lược

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến của Nhân dân về dự thảo Nghị định quy định chính sách học bổng cho người học các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược. Bộ GD&ĐT đề xuất các mức hỗ trợ cụ thể, tiêu chuẩn cho người học.
Hướng tới học thực chất, nắm chắc kiến thức

Hướng tới học thực chất, nắm chắc kiến thức

Dựa vào phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn xét tuyển đại học năm nay có thể giảm từ 1,5-3 điểm, tùy từng ngành; đồng thời, đưa ra lời khuyên dành cho các sĩ tử 2k8 cần chuẩn bị chu đáo, học thật, thực chất, nắm chắc kiến thức.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động