Trường hợp phải tiến hành ngay việc điều tra sơ bộ sự việc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Hỏi: Xin quý báo cho biết, Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc quy định như thế nào về việc điều tra sơ bộ với người nước khác nghi đã thực hiện hành vi phạm tội?
(Phạm Tuấn Tài, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội)
Trả lời: Về câu hỏi của bạn, báo PL&XH xin trả lời như sau: Tại Điều 6 Công ước chống tra tấn nêu rõ:
1. Sau khi kiểm tra thông tin có được, nếu thấy rằng hoàn cảnh yêu cầu, bất kỳ quốc gia thành viên nào mà trên lãnh thổ của mình người bị nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội nêu tại Điều 4 đang có mặt, phải bắt giam người đó hoặc tiến hành những biện pháp pháp lý khác để bảo đảm sự hiện diện của người đó. Việc giam giữ và các biện pháp pháp lý khác phải tuân theo các quy định pháp luật của quốc gia đó nhưng chỉ có thể được duy trì trong một thời gian cần thiết để tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng hay dẫn độ nào.
2. Quốc gia nêu trên phải tiến hành ngay việc điều tra sơ bộ sự việc.
3. Bất kỳ ai bị giam giữ theo khoản 1 điều này phải được giúp đỡ liên hệ ngay với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là công dân, hoặc, nếu người đó là người không quốc tịch, với đại diện của quốc gia nơi người đó thường trú.
4. Khi một quốc gia bắt giữ một người theo quy định tại điều này, quốc gia đó phải thông báo ngay cho quốc gia nói tại khoản 1 Điều 5 về việc người đó bị bắt giữ, và hoàn cảnh đòi hỏi phải bắt giữ người đó. Quốc gia tiến hành điều tra sơ bộ nói ở khoản 2 điều này phải nhanh chóng thông báo kết quả điều tra của mình cho các quốc gia nói trên và cho biết có dự định thực thi quyền tài phán hay không.

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại