Từng bước nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDấu hiệu cho thấy sự chủ quan
Những hành động thiết thực cho việc chú trọng yếu tố con người trong “trạng thái bình thường mới” là việc tuyên truyền, giáo dục người dân để giúp thay đổi suy nghĩ, lối sống, nâng cao ý thức, đặc biệt là ý thức trong việc tự giác tuân thủ chấp hành các quy định pháp luật về phòng chống dịch bệnh.
Nhìn từ thực tế cho thấy thì “công cuộc” giúp người dân thay đổi lối sống, nhận thức trong “trạng thái bình thường mới” này sẽ còn khá gian nan khi một số bộ phận người dân vẫn còn tỏ ra khá chủ quan, lơ là với dịch bệnh...
Qua hơn một tháng người dân Thủ đô được trở lại cuộc sống với “trạng thái bình thường mới”, tuy có nhiều nỗ lực, ghi nhận tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh cũng như việc phủ vắc-xin toàn TP nhưng đến thời điểm hiện tại đã bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy có sự chủ quan của một số bộ phận người dân. Có thể thấy rõ điều đó qua một số nội dung như sau:
Về hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời, thời điểm mới bắt đầu nới lỏng giãn cách từng bước, nhiều người dân sau hơn 2 tháng ở nhà giãn cách đã ra đường để tập thể dục. Điều này làm cho lượng người tập trung tại các khu vực bờ hồ, công viên đã tăng cao trong những ngày đầu nới lỏng, đáng chú ý là nhiều người sau khi tập mệt đã vô tư bỏ khẩu trang, quên mất nhiệm vụ tuân thủ thông điệp 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Đến thời điểm hiện tại, TP đã cho phép các hoạt động thể thao ngoài trời (tập trung đông người) được hoạt động. Song thực tế cho thấy, còn rất nhiều bất cập trong vấn đề quản lý các hoạt động này khi nhiều địa điểm diễn ra các hoạt động thể thao luôn tập trung quá số lượng cho phép và hoạt động thể thao với cường độ cao với một số bộ môn cần cọ xát như bóng rổ, bóng đá... thì việc đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh là rất khó. Đơn cử như việc gần đây TP đã xuất hiện một ca F0 mới là người chơi thể thao với lịch tập luyện dày đặc tại nhiều địa điểm trong TP.
Về hoạt động kinh doanh ăn uống, nhiều cửa hàng tuy đã đảm bảo các điều kiện để mở lại việc hoạt động kinh doanh nhưng việc tuân thủ lại đang có nhiều bất cập. Như việc quét mã QR khai báo của khách khi đến, hay việc đảm bảo giãn cách, đóng cửa theo thời gian quy định còn chưa được đảm bảo. Nhiều cơ sở kinh doanh bia rượu vẫn còn mở chui, hay hoạt động trá hình núp bóng dưới việc kinh doanh đồ ăn...
Gần đây nhất là khi TP cho chạy thử tuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông, hàng nghìn người dân đã tập trung về các nhà ga của tuyến đường sắt này với mong muốn được trải nghiệm, tuy nhiên việc giữ khoảng cách và tuân thủ các quy định phòng chống dịch đã không được đảm bảo khiến nguy cơ lây nhiễm cao và gây mất an toàn cho công tác phòng chống dịch bệnh.
![]() |
Người dân cần nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 để thích nghi, chung sống an toàn trong “trạng thái bình thường mới’. |
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Theo đó, để giúp nâng cao ý thức tự giác tuân thủ quy định pháp luật trong phòng chống dịch bệnh, trước tiên các nhà quản lý cần phải tăng cường việc phổ biến các kiến thức, quy định về pháp luật cho người dân.
Trong năm 2021, TP Hà Nội đã tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”. Cuộc thi kéo dài hơn 1 tháng, qua đó nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân với hơn 1 triệu người tham dự, đã tạo động lực, phong trào và qua đó góp phần to lớn trong việc nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19.
“Việc tổ chức cuộc thi theo hình thức trực tuyến phù hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, đảm bảo tuân thủ các biện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, góp phần nâng cao, rèn luyện kiến thức pháp luật trong phòng, chống dịch. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để tham dự cuộc thi đã giúp cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật về phòng, chống dịch cho cán bộ và Nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL...” - Phó GĐ Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội nhận xét.
Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn cũng cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, sớm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Nên đề xuất tăng chế tài xử lý với người, cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định pháp luật về phòng chống dịch bệnh để tăng tính răn đe.
Để việc nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho người dân, đặc biệt trong việc cho người dân tự giác không hề đơn giản, ngoài sự nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý cũng cần phải có sự đồng thuận, phối hợp của người dân để đạt được hiệu quả cao nhất.
Để công tác chống dịch được phát huy được hiệu quả, bên cạnh việc triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho người dân, kiểm soát, xử phạt các vi phạm của cơ quan quản lý thì cũng cần lắm sự đồng thuận, phối hợp của mỗi người dân. |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại