Vắc-xin và trách nhiệm cộng đồng của mỗi công dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, tính đến 16g ngày 11-7, tổng cộng đã thực hiện tiêm 4.051.585 liều vắc-xin phòng Covid-19. Trong đó số người đã được tiêm do 2 mùi vắc-xin phòng Covid-19 là 277.447 người. Kế hoạch đặt ra là trong giai đoạn 2021-2022 Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm 150 triệu liều cho người dân trong độ tuổi từ 18 trở lên để đạt độ bao phủ 70% nhằm tăng miễn dịch cộng đồng.
Ảnh minh họa |
Để có thể tiếp cận được nguồn vắc-xin trong bối cảnh khan hiếm quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vắc-xin về Việt Nam. Hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vắc- xin được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được hơn 100 triệu liều vắc-xin trong năm 2021 và hướng tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Riêng trong tháng 7-2021, hơn 9 triệu liều vắc-xin được chuyển cho Việt Nam, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh, TP phía Nam. Tất cả các vắc-xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vắc-xin nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”, ngành y tế và các lực lượng đang nỗ lực hết mình nhằm đạt được mục tiêu bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 đến với toàn dân.
Nhìn lại những nỗ lực đàm phán của Chính phủ, ngành y tế để cũng như chiến lược tiêm chủng được xây dựng chi tiết để thấy, mỗi liều vắc-xin mà chúng ta có được thực sự quý giá. Trong khi đó, khi mỗi mũi tiêm mà người dân được thụ hưởng lại hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, mỗi người dân khi đến lượt được tiêm phòng cần tận dụng cơ hội để tiêm nhằm tạo miễn dịch cho bản thân mình.
Đó vừa là quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước.
Chỉ khi tất cả người dân trong độ tuổi tiêm chủng thực hiện đầy đủ các mũi tiêm mới nhanh chóng tạo miễn dịch trong cộng đồng. Từ đó giảm dần số ca mắc, giảm các ca bệnh nặng, giảm gánh nặng cho các lực lượng phòng chống dịch-đặc biệt giảm áp lực cho ngành y tế. Khi dịch bệnh được khống chế, đẩy lùi thì cuộc sống bình thường mới có thể sớm quay trở lại, nhiệm vụ phát triển kinh tế mới có thể tiếp tục thực hiện được bền vững.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại