Thứ sáu 24/01/2025 15:23

Vĩnh biệt họa sĩ kháng chiến Lê Lam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong sự nghiệp hội họa của mình, họa sĩ Lê Lam đã sở hữu gia tài đồ sộ những bức tranh hiện thực về đề tài chiến tranh, chạm đến sâu thẳm trái tim công chúng yêu tranh.
Vĩnh biệt họa sĩ kháng chiến Lê Lam
Họa sĩ Lê Lam có nhiều đóng góp cho nền hội họa nước nhà

Họa sĩ Lê Lam qua đời ngày 28-3 ở tuổi 91. Ông có tên thật là Vũ Quốc Ái, sinh năm 1931, tại Đông Anh, Hà Nội. Họa sĩ theo học khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Khóa học này còn được gọi là Khóa Kháng chiến (1950-1954) bởi được thành lập ở Chiến khu Việt Bắc, do họa sĩ Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy.

Năm 1958, họa sĩ Lê Lam được cử sang Liên Xô học kỹ thuật vẽ tranh tuyên truyền. Sau đó, ông trở về giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Tuy nhận quyết định cử đi học cao hơn ở Liên Xô nhưng họa sĩ Lê Lam từ chối và xin vào chiến trường miền Nam. Năm đó, ông vào mặt trận cùng một số văn nghệ sĩ khác như nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, biên đạo múa Thái Ly...

Họa sĩ Lê Lam đã dấn thân ghi chép những gì mắt thấy tai nghe để vẽ về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta. Những tác phẩm của ông vì thế càng trở nên chân thực, mang hơi thở cuộc sống.

Từ năm 1966 đến năm 1975, hoạc sĩ Lê Lam đi khắp các tỉnh, thành Nam Bộ, ghi lại hàng nghìn bức ký họa và tranh khổ lớn về phong cảnh, chân dung những người chiến sĩ, người dân nơi chiến trường. Sau khi đất nước thống nhất, họa sĩ Lê Lam dành thời gian hoàn thiện các bản ký họa thời chiến, dựng các bức tranh khổ lớn và tiếp tục vẽ nhiều chủ đề.

Một điểm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lê Lam là gia tài tranh của công chủ yếu vẽ tranh hiện thực, về chủ đề chiến tranh, cách mạng, nổi bật như các bức: Tranh khắc gỗ “Chân dung Hồ Chủ tịch”, “Mừng xuân”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Du kích thanh niên xung phong”; tranh in lưới “Hết lòng vì tiền tuyến”; tranh cổ động "Dừng lại", “Bảo vệ chính quyền nhân dân”, “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội ta”…

Bức tranh nổi tiếng nhất của ông là tranh sơn dầu có tên “Dừng lại”. Tác phẩm này ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng vì ông đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ ở Long An dũng cảm chặn xe địch đang càn qua đồng lúa sắp chín. Nhân vật trong tranh là chị Tư Cào - người đã tay không ngăn xe địch ở Long An lúc bấy giờ. Họa sĩ Lê Lam đã tìm gặp chị để vẽ ký họa.

Sau đó ông đưa vào bức tranh cổ động vẽ chị Tư Cào hiên ngang đứng trước xe tăng địch, dưới gầm trời xám loang lổ khói bom lẫn máy bay trực thăng nhiều như ruồi phủ trên cánh đồng lúa vàng. Trên xe, tên lính Mỹ giương súng trước mặt chị Tư Cào nhưng chị vẫn kiên cường đứng trước mũi súng của kẻ thù.

Ban đầu, tranh đề "Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục". Sau này tranh mang tên “Dừng lại”. Có điều, bức tranh đầu tiên ấy sau đó bị quân địch thu giữ. Không nản lòng, khi trở về Trung ương Cục, họa sĩ Lê Lam đã vẽ lại bức tranh gửi ra Bắc.

Khi tranh được triển lãm, Bác Hồ đã đứng trước bức tranh một lúc lâu. Người nói: "Cái này mạnh hơn sắt thép đấy. Các chú in ra cho toàn dân và thế giới xem". Tác phẩm được trưng bày ở nhiều triển lãm và tạo được tiếng vang lớn.

Vĩnh biệt họa sĩ kháng chiến Lê Lam
Bức tranh "Dừng lại" của họa sĩ Lê Lam

Ngoài bức tranh “Dừng lại”, họa sĩ Lê Lam còn có bức tranh cổ động ”Bảo vệ chính quyền Nhân dân” từng được in 18.000 bản, trưng bày tại Đại hội Đại biểu Quốc dân diễn ra ngày 8-6-1969.

Tác phẩm ”Từng giờ từng phút hướng về miền Bắc” của ông cũng từng giành giải Nhì tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1955.

Cống hiến hết mình cho hội họa, họa sĩ Lê Lam giành nhiều giải thưởng hội họa trong nước và quốc tế như giải khuyến khích châu Á - Thái Bình Dương NoMa (năm 1955), HCĐ triển lãm Đồ họa và minh họa sách quốc tế ở Tiệp Khắc (năm 1976), giải Nhất - tranh cổ động Thập kỷ văn hóa UNESCO (1988 - 1998)...

Năm 2016, họa sĩ Lê Lam vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho hai tác phẩm Bảo vệ chính quyền Nhân dân và Má Bến Tre.

An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng là gương mặt mới của Táo Quân 2025. Nam diễn viên được kỳ vọng sẽ cùng các nghệ sĩ trẻ mang đến món ăn tinh thần hấp dẫn dành tặng khán giả.
Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Ở tuổi gần 80, danh ca Phương Dung xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn và khỏe mạnh đáng kinh ngạc trong minishow “Một thời để nhớ” tại Hà Nội. Trong đêm nhạc, “Nhạn trắng Gò Công” Phương Dung được gặp gỡ, hát và chia sẻ những câu chuyện đời mình với những khán giả yêu mến nữ danh ca suốt nhiều năm.
Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Tối 1/1/2025, tại lễ trao giải thưởng Ấn tượng VTV Awards 2024, cặp đôi Duy Hưng và Thanh Hương xuất sắc vượt qua các đề cử trong Top 3 giành cúp VTV Awards 2024.
Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Với sự chăm chỉ và quyết tâm trong học tập, em Lại Gia Khải, học sinh lớp 11 chuyên toán Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025.
Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Chị Ngân từng là người phụ nữ có cuộc sống giàu sang mà mọi cô gái đều ao ước. Chồng chị là Tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng, lại hết mực yêu chiều vợ con. Lần sinh thứ 3, sức khỏe của chị Ngân không được tốt.
Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Ứng dụng Nature Voice AI “trò chuyện” với cây cối được phát triển bởi 5 sinh viên đang học năm thứ ba của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Rộn ràng đón Xuân

Rộn ràng đón Xuân

Trong những ngày cận Tết Nguyên đát Ất tỵ, không khí đón Xuân rộn ràng khắp mọi nơi, từ thành phố tới làng quê, đâu đâu cũng đầy ắp những sự kiện, những chương trình chào mừng Xuân mới.
Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Ngày cuối tuần, người dân và du khách cảm nhận rõ không khí ngày Tết truyền thống bởi các hoạt động tái hiện văn hóa Tết trên phố cổ Hà Nội.
Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Sáng 19/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa chủ đề “Tết Việt - Tết phố 2025” với nhiều hoạt động đa dạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động