Vĩnh Phúc: Công bố thành lập thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐồng chí Nguyễn Tuấn Khanh (ngoài cùng bên phải), Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc trao Nghị quyết thành lập thị trấn Kim Long. |
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Hữu Quân, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Thị trấn Kim Long cho biết, kể từ thời điểm ngày 10/4 xã Kim Long chính thức trở thành thị trấn Kim Long, theo Nghị quyết Nghị quyết số 730/NQ - UBTVQH15 ngày 13/2/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 15. Đây là sự kiện quan trọng của địa phương, và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
“Thị trấn Kim Long được thành lập, phía bắc giáp các xã Tam Quan, Hồ Sơn và thị trấn Hợp Châu của huyện Tam Đảo; phía nam giáp xã Thanh Vân; phía đông giáp thị trấn Gia Khánh, Hương Sơn huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên, phía tây giáp xã Hướng Đạo. Với tổng diện tích tự nhiên 15,1 km2; dân số 12.550 người với 15 thôn; có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thu nhập bình quân trên 53 triệu đồng/ người/ năm” – ông Nguyễn Hữu Quân cho biết.
Đây là địa bàn có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội do có hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng chạy qua như đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Quốc lộ 2B, đường Tỉnh 309, 310C, đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh và giáp với trung tâm thành phố Vĩnh Yên. Điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, giúp Kim Long được đánh giá là một trong những vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của huyện Tam Dương.
Thị trấn Kim Long được thành lập sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội địa phương, người dân được thụ hưởng những chính sách đầu tư phát triển cao hơn so với việc chỉ là đơn vị hành chính cấp xã trước kia. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Phùng Mạnh Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tam Dương nhấn mạnh: Để tiếp tục phát triển KTXH, an ninh, quốc phòng, trong thời gian tới, Kim Long cần nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng, lợi thế khi được nâng cấp lên thị trấn. Trên cơ sở đó, thị trấn Kim Long cần vận dụng sáng tạo Nghị quyết của cấp ủy cấp trên chú trọng xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 quy định về việc thành lập thêm 2 thị trấn và 1 phường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, thành lập thị trấn Kim Long trên cơ sở toàn bộ 15,10 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.550 người của xã Kim Long thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thành lập thị trấn Tam Hồng trên cơ sở toàn bộ 9,30 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.506 người của xã Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị trấn Tam Hồng giáp thị trấn Yên Lạc và các xã Liên Châu, Tề Lỗ, Trung Nguyên, Yên Đồng, Yên Phương thuộc huyện Yên Lạc.
Thành lập phường Định Trung trên cơ sở toàn bộ 7,44 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.450 người của xã Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phường Định Trung giáp các phường Đồng Tâm, Khai Quang, Liên Bảo, Tích Sơn thuộc thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.
Sau khi thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, các đơn vị hành chính tại những địa phương này có sự thay đổi như sau: Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 2 thị trấn; huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn; thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường và 1 xã.
Như vậy, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 2 thành phố; 136 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 102 xã, 16 phường và 18 thị trấn.
Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023, nêu rõ: Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi quy định tại Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thu gom và xử lý nước thải thị trấn Thổ Tang Việc triển khai xây dựng Nhà máy thu gom và xử lý nước thải tại thị trấn Thổ Tang được xem là giải pháp tối ... |
Vĩnh Phúc: “Siết” trách nhiệm thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND Kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ năm 2023. Kế hoạch nhằm mục ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại