Thứ hai 03/02/2025 04:05

Xu hướng tăng cước vận tải vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bên cạnh yếu tố về nguồn cung và thiếu hụt lao động, chi phí vận tải biển tăng cao kỷ lục. Giá cước trung bình của một containers cao gấp 4 lần so với 1 năm trước và cao gấp hơn 5 lần so với 2 năm trước...

Nhằm tiếp thực hiện nhiệm vụ tại kết luận số 77 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước của Bộ Chính trị ban hành ngày 5-6-2020; Bộ Công Thương thời gian qua đã tập trung, chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tục triển khai các giải pháp hỗ trợ hoạt động lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bền vững, hiệu quả hơn nữa cần có nhiều hơn những giải pháp căn cơ, bài bản mang tính chất dài hạn trong thời gian tới thông qua tăng cường hoạt động đối thoại đa chiều, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đồng chủ trì, tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

Tại hội nghị, các nội dung thảo luận xoay quanh các chủ đề như: Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19; Tác động của dịch covid đến chuỗi cung ứng; Khuynh hướng thay đổi tiêu dùng tại Việt Nam; Công tác xúc tiến thương mại nhằm thực hiện nhiệm vụ kết nối tiêu thụ hàng nông sản chủ lực trong bối cảnh mới; Ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu kết nối cung cầu; Thách thức trong việc triển khai sản xuất cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh; Kinh nghiệm tiếp thị và xúc tiến bán hàng trong thời gian giãn cách xã hội...

Xu hướng tăng cước vận tải vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Các chuyên gia cho rằng, để duy trì sản xuất kinh doanh, nếu như giai đoạn trước, việc phòng chống dịch hướng tới mô hình tập trung với vai trò chủ thể là địa phương thì thời gian tới, cần hướng tới vai trò chủ thể là doanh nghiệp

Ở thị trường châu Á, theo báo cáo của Nielsen, số người tiêu dùng mới bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã tăng gấp đôi lên 46%. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng cầu tiêu dùng. Doanh số bán lẻ trong nước đã giảm hơn 33% vào tháng 8 và 28% vào tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, dịch bệnh đã lan rộng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, đại dịch còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung - cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguồn lao động thu hoạch, chế biến và sản xuất; làm hạn chế việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương…

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa ở cả hai chiều cung-cầu. Ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, bên cạnh vấn đề suy giảm tổng cầu, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung, bao gồm cả đầu vào nguyên liệu thô và nhân công không đủ đáp ứng. Một số ngành công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh như ngành dệt may, da giày do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu vào giảm mạnh và xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là xuất khẩu tới các thị trường truyền thống như Mỹ, EU…

Trên thế giới, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến vận tải toàn cầu, đẩy chi phí vận tải biển tăng cao kỷ lục, gây ra hiện tượng mất cân bằng vỏ container… Sự lây lan của Covid-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Covid-19 là phép thử mạnh với sức chống chịu của nền kinh tế và doanh nghiệp. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT) cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, các chương trình do Cục TMĐT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan như Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại… tổ chức nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, ứng dụng thương mại điện tử đã hỗ trợ đắc lực việc vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa vừa phòng chống dịch bệnh.

Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, việc kết hợp phương thức phân phối hiện đại-thương mại điện tử và phương thức phân phối truyền thống là giải pháp tất yếu căn cơ cho hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động XTTM để thực hiện nhiệm vụ kết nối tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng, phát triển, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định và có giá trị gia tăng cao. Thời gian tới, nhóm giải pháp ngắn hạn sẽ tập trung vào: Tăng cường cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; Hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử.

Liên quan đến giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử, Phó Cục trưởng Cục TMĐT ông Hoàng Minh Chiến cho biết thêm, các chương trình hỗ trợ địa phương phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương, sản phẩm Việt uy tín qua thương mại điện tử, qua Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia đã được triển khai mạnh mẽ từ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Cục TMĐT đã hỗ trợ thành công gần 20 địa phương cả nước tiêu thụ sản phẩm địa phương nói chung, nông sản tới vụ nói riêng qua việc phương thức phân phối kết hợp online - offline.

Tham dự Hội nghị với vai trò đại diện của doanh nghiệp, đại diện Cty CP TMDV Tổng hợp WinCommerce, Tập đoàn Central Retail Việt Nam… chia sẻ, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn vì dịch bệnh, song doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Công Thương và địa phương nhằm cung ứng hàng hoá đầy đủ cho người dân trong mọi hoàn cảnh. Đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam khẳng định quan điểm: “Là một doanh nghiệp FDI, nhưng tôn chỉ hoạt động của Central Retail luôn vì người Việt và hành động như một doanh nghiệp địa phương”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Võ Trí Thành cho biết, so với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ giảm hơn 33% vào tháng 8-2021 và hơn 28% vào tháng 9-2021. Công nghiệp tăng trưởng tốt vào tháng 5, bắt đầu chậm lại vào tháng 6, không có tăng trưởng trong tháng 7, bắt đầu giảm mạnh vào tháng 8 và tiếp tục giảm mạnh vào tháng 9. Đa số các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo suy giảm vào tháng 8. Trong khi đó, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh, ước tăng 18,8% trong 9 tháng đầu năm. Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ phục thuộc vào những yếu tố chính như kiểm soát dịch bệnh như thế nào, thay đổi chiến lược phòng chống dịch và chính sách tiền tệ ra sao.

Các chuyên gia cho rằng, để duy trì sản xuất kinh doanh, nếu như giai đoạn trước, việc phòng chống dịch hướng tới mô hình tập trung với vai trò chủ thể là địa phương thì thời gian tới, cần hướng tới vai trò chủ thể là doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp cần duy trì sản xuất và họ sẽ có ý thức làm sao để đảm bảo an toàn nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Các địa phương cần quy trình thông suốt, tránh sự phân mảnh, cắt khúc trong quy trình chống dịch hiện nay, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án phòng tránh, ứng phó với dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh, duy trì ổn định chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp nên có phương thức kinh doanh phù hợp. Dịch bệnh khiến doanh nghiệp không thể duy trì được sản xuất kinh doanh như bình thường và tình trạng này sẽ còn kéo dài. Cho nên, cần tính toán xem có thể thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng được xem là phép thử cho doanh nghiệp. Cùng với dịch bệnh, doanh nghiệp cũng phải đối diện với nhiều yếu tố rủi ro khác như thiên tai, rủi ro thị trường… Cho nên việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro thực chất hơn là việc của tất cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt nhân lực là điều đáng lo ngại nhất. Vừa rồi khi TP Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách, nhiều người lao động đã trở về địa phương. Cho nên việc cần thiết là làm sao sắp xếp nhân sự thay thế. Ngoài ra, đẩy mạnh chuyển đổi số để đa dạng phương thức kinh doanh.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Kết thúc 2024 – năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.
PDR công bố báo cáo tài chính Quý 4/2024: Doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng 27 lần

PDR công bố báo cáo tài chính Quý 4/2024: Doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng 27 lần

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý 4/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu thuần đạt 1.844 tỷ, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 478 tỷ và 370 tỷ VNĐ.
Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Mỗi chuyến bay là một hành trình độc đáo, chất chứa những câu chuyện riêng biệt của từng con người. Với thông điệp đó, MV “Bay không ngần ngại” chính thức ra mắt, như một lời khích lệ mỗi người hãy bay cao, bay xa mà không ngần ngại.
Giá vàng hôm nay 3/2/2025: vàng vẫn được hỗ trợ tốt trong thời gian tới

Giá vàng hôm nay 3/2/2025: vàng vẫn được hỗ trợ tốt trong thời gian tới

Tuần qua, giá vàng thế giới tăng lên mức 2800 USD/ounce, hướng tới mức lợi nhuận hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 3/2024, do sự bất ổn của thị trường tài chính và tình hình địa chính trị. Các nhà phân tích cho biết kim loại quý này vẫn được hỗ trợ tốt trong thời gian tới.
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 2/2/2025 - XSMT 2/2 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 2/2/2025 - XSMT 2/2 - KQXSMT

XSMT 2/2/2025. XSMT. KQXSMT 2/2/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 2/2/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 2/2. XSMT 2/2. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung Chủ nhật. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025 - XSMB 2/2/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025 - XSMB 2/2/2025 - XSMB

XSMB 2/2/2025. KQXSMB 2/2/2025. XSMB 2/2. KQXSMB 2/2. Xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/2/2025.
Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới tiềm năng cho thị trường bất động sản.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1 ghi nhận giao dịch tích cực ở hầu hết cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn. Nhờ đó, VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử

Bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ mang lại cơ hội bứt phá về doanh thu cho DN Việt mà còn là nền tảng để các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tương lai ngành ô tô 2025: xe điện chững lại, hybrid và công nghệ lái tự động lên ngôi

Tương lai ngành ô tô 2025: xe điện chững lại, hybrid và công nghệ lái tự động lên ngôi

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm và sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe Trung Quốc, ngành công nghiệp ô tô năm 2025 đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những đột phá công nghệ trong xe hybrid, phần mềm điều khiển và xe tự hành hứa hẹn sẽ định hình lại thị trường trong tương lai.
Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda đã chính thức thông báo khai tử mẫu xe Mazda6 tại thị trường Autralia sau 22 năm hiện diện. Quyết định này đánh dấu một bước lùi của dòng xe từng được yêu thích, khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe mới tại quốc gia này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động