Thứ sáu 24/01/2025 00:25
Bộ trưởng Bộ Công An, Đại tướng Tô Lâm trình bày báo cáo công tác PCTP năm 2022

Yêu cầu facebook, google gỡ bỏ hơn 600 tài khoản, bài viết, video có nội dung vi phạm pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2022, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến mới, phức tạp. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TWcủa Bộ Chính trị (khóa X)về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mớivà Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030;
Yêu cầu facebook, google gỡ bỏ hơn 600 tài khoản, bài viết, video có nội dung vi phạm pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công An, Đại tướng Tô Lâm trình bày Báo cáo công tcs PCTP và vi phạm pháp luật năm 2022 trong phiên họp sáng 8/11

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, sáng 8/11, tại Hội trường Nhà Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công An, Đại tướng Tô Lâm đã trình bày Báo cáo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022 (từ ngày 01/10/2021 - 30/9/2022)

Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan ban hành, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội; phòng, chống tội phạm trong và sau dịch Covid-19; tổ chức các đợt cao điểm ra quân đấu tranh, trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm hình sự, nhất là tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí nóng gây án...; kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Kết quả, đã điều tra, khám phá 29.169 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 86,57%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 94,61%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 95,45; đã triệt phá 631 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại, trong đó đã trấn áp mạnh tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” tạo được chuyển biến tích cực; bắt và vận động đầu thú 4.919 đối tượng truy nã, trong đó có 1.452 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm... Toàn quốc xảy ra 33.693 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 9,75%), làm 895 người chết (tăng 3,71%), 7.473 người bị thương (giảm 1,53%), thiệt hại tài sản gần 1.330 tỷ đồng (giảm 18,38%). Về cơ bản các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều được khẩn trương điều tra làm rõ; hầu hết các loại tội phạm đều giảm (số vụ phạm tội có tổ chức giảm 61,08%; giết người, cướp tài sản giảm 12,9%; hiếp dâm giảm 7,65%, mua bán người giảm 12,12%; cướp tài sản giảm 16,62%; cưỡng đoạt tài sản giảm 9,4%; cướp giật tài sản giảm 11,58%; trộm cắp tài sản giảm 16,85%; gây rối trật tự công cộng giảm 4,71%, đánh bạc giảm 16,31%...).

Tuy nhiên, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Nổi lên là: Tội phạm giết người tăng 7,43%, nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn, thù tức cá nhân, xảy ra một số vụ giết người thân, giết nhiều người; Tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”chuyển hướng hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi dưới dạng hợp đồng thế chấp tài sản, hỗ trợ tài chính, vay tiền qua ứng dụng trên các nền tảng điện thoại di động, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý; Tội phạm xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, một số vụ xâm hại với hành vi dã man trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận; Tội phạm mua, bán người có dấu hiệu phức tạp trở lại sau khi mở cửa biên giới, nhất là lừa bán người sang Campuchia lao động cưỡng bức; tội phạm cướp ngân hàng….

Trong lĩnh vực phòng chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu

Chính phủ đã chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và công ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng; Chỉ đạo rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đã phát hiện 4.354 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, giảm 38,61%, 396 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, tăng 33,33%. Nổi lên là các sai phạm trongcác lĩnh vực chứng khoán phát hành trái phiếu doanh nghiệp; sai phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, tập trung vào khâu thẩm định giá, thẩm định thầu, làm rõ thủ đoạn thông đồng chia nhỏ dự án, gói thầu để chỉ định thầu; dùng “quân xanh, quân đỏ” để thao túng giá trúng thầu, mua bán “lòng vòng” để nâng giá nhiều lần;

Tội phạm, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại ngày càng lớn như quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, cổ phần hóa, y tế, giáo dục, đất đai, tài chính, ngân hàng, tài nguyên, khoáng sản, thuế lợidụng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...

Buôn lậu, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới, gian lận xuất xứ; lợi dụng thương mại điện tử để trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ; tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 gia tăng, nhất là các loại vật tư, trang thiết bị y tế và các mặt hàng thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch; trục lợi trong tổ chức tiêm vacxin, xét nghiệm Covid-19; lợi dụng việc đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước để trục lợi... Đáng chú ý là có sự chuyển hướng rõ rệt của tội phạm buôn lậu từ phương thức truyền thống qua đường mòn, lối mở sang lợi dụng pháp nhân thông qua cửa khẩu chính ngạch để hoạt động; tội phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương.

Trong lĩnh vụcphòng, chống tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý tài nguyên, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;chỉ đạo xây dựng Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học”.

Đã phát hiện, khám phá 1.569 vụ (giảm 32,17%), 1.557 đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; khởi tố 537 vụ, 614 bị can. Nổi lên là các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; xả nước thải, khí thải, vi phạm về quản lý chất thải nguy hại. Khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên, khoáng sản, nhất là cát, sỏi, đất, chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vẫn diễn ra tại nhiều địa phương, vi phạm quy định về mua bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép còn diễn biến phức tạp.

Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông

Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp khắc phục các nguy cơ về an toàn, an ninh mạng. Yêu cầu facebook, google gỡ bỏ hơn 600 tài khoản, bài viết, video có nội dung vi phạm pháp luật, ngăn chặn truy cập hơn 6.000 trang mạng đặt máy chủ ở nước ngoài đăng tải nội dung thông tin xấu, độc.

Nhiềuvụ việc tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền lớn có sự tham gia của nhiều đối tượng liên kết chặt chẽ tại nhiều địa phương; biến tướng dưới nhiều hình thức mới. Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet với thủ đoạnsử dụng phần mềm chiếm đoạt tài khoản của người dùng trên các trang mạng, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng; tình trạng tán phát tin nhắn rác để quảng cáo hoạt động cờ bạc, mại dâm..., mua bán văn bằng, chứng chỉ giả; giả danh cơ quan bảo vệ pháp luật đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản rồi chiếm đoạt. Đáng chú ý, xuất hiện một số nhóm tội phạm nước ngoài tấn công, xâm nhập hệ thống ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam để thu thập, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt số tiền lớn trong tài khoản của khách hàng...

Trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy

Đã phát hiện 20.496 vụ, 32.415 đối tượng phạm tội về ma túy; khởi tố 19.778 vụ, 27.173 bị can. Thu giữ 556,84 kg heroin, 1.588 kg và hơn 2,2 triệu viên ma túy tổng hợp; 102,68 kg thuốc phiện; 473 kg cần sa. Công tác tấn công trấn áp tội phạm ma túy đạt nhiều kết quả nổi bật, nhất là đã triệt phá được nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia thu giữ số lượng ma túy lớn.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy có dấu hiệu phức tạp trở lại sau dịch Covid-19; phát hiện nhiều đường dây ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam qua tuyến đường bộ (chủ yếu từ hướng Lào, Campuchia), đường hàng không, chuyển phát nhanh (từ một số nước châu Âu). Tình trạng các đối tượng lợi dụng cơ sở đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, dịch vụ nhạy cảm, nhà chung cư... để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tình trạng trồng cây cần sa trái phép còn xảy ra tại một số địa phương.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

Lĩnh vực trật tự an toàn giao thông: Tập trung triển khai Đề án “Đầu tư, lắp đặt camera giám sát chỉ huy điều hành giao thông phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”. Tập trung tối đa lực lượng, phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần tổ chức thành công Seagames 31 và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các mặt công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phân cấp đăng ký ô tô cho Công an cấp huyện và đăng ký xe mô tô, xe máy cho Công an cấp xã được người dân đồng tình, ủng hộ cao.Tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm số vụ và số người bị thương (đã xảy ra 9.995 vụ, giảm 9,79%; làm 6.767 người bị thương, giảm 14,83%), nhưng tăng số người chết.

Lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy: Tổ chức lập quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy; tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao.

Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa và các giải pháp cấp bách ngăn chặn cháy lớn; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở có kết hợp sản xuất, kinh doanh. Ban hành quy trình thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tuy nhiên, tình hình cháy nổ trên toàn quốc vẫn diễn biến đặc biệt phức tạp, số vụ cháy tuy giảm 23,6% song vẫn còn xảy ra nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các vụ cháy, nổ chủ yếu là do nguyên nhân từ sự cố hệ thống điện, ý thức bất cẩn của người dân trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, không chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; do công tác quản lý, phòng cháy, chữa cháy tại chỗ còn sơ hở, nhất là quản lý tại các khu chung cư, nhà cao tầng.

Lĩnh vực quản lý cư trú, xuất, nhập cảnh, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: Tiếp tục tổ chức rà soát, xử phạt hành chính người nước ngoài quá hạn tạm trú, khai báo không đúng sự thật để được cấp thị thực, hộ chiếu, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh. Triển khai cấp hộ chiếu mẫu mới theo quy định của pháp luật.

Đã hoàn thành, đưa 21/25 dịch vụ thiết yếu liên quan đến người dân thực hiện trên môi trường điện tử, đạt kết quả tích cực. Bộ Công an đã cấp được hơn 68 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã triển khai kết nối chính thức đối với một số Cơ sở dữ liệu của 11 bộ, ngành, 04 doanh nghiệp nhà nước và 14 địa phương. Đồng thời, đã triển khai kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động để xác thực dữ liệu người dùng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác; kết nối dữ liệu phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam…

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các hành vi lợi dụng không gian mạng, dịch vụ bưu chính để mua bán, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Quyết liệt triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo nổ ngay từ những ngày đầu năm; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán 2022.

Công tác xử lý vi phạm hành chính

Tình hình vi phạm hành chính còn diễn ra phức tạp; nhất là trên một số lĩnh vực, như: Lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; đánh nhau; gây mất trật tự công cộng; cố ý gây thương tích hoặc xâm hại đến sức khỏe của người khác; trộm cắp tài sản; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp căn cước công dân; sản xuất, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo; đầu tư kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự...

Về cơ bản, các vụ việc vi phạm hành chính cơ bản được lực lượng chức năng phát hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Các lực lượng chức năng trên toàn quốc đã phát hiện 3.255.378 vụ, giảm 15,2%; trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 3.244.606 vụ, giảm 15,2%; chuyển cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự 2.536 vụ, giảm 27,8%; áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên 8.236 vụ, tăng 12,8%. Đã xử phạt 3.427.880 đối tượng, giảm 20,4%; trong đó, có 27.003 tổ chức, giảm 58,7%; 3.400.877 cá nhân, giảm 20%. Ban hành 3.414.590 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giảm 29%; trong đó, 2.887.879 quyết định đã thi hành xong, 3.251 quyết định hoãn thi hành, giảm, miễn tiền phạt; 212 quyết định bị cưỡng chế thi hành; 92 quyết định bị khiếu nại, khởi kiện. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước thu được gần 3.560 tỷ đồng, giảm 6,4%.

Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động