15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Cải cách hành chính có những bước tiến vượt bậc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông dân thực hiện thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Hà Nội. Ảnh: Bạch Dương |
Từ "một cửa" không đồng đều, TP Hà Nội đã phát triển thành một hệ thống "một cửa" hiện đại và đồng đều trên toàn bộ địa bàn. Sự hiện đại hóa này không chỉ giảm bớt khoảng cách giữa các đơn vị hành chính mà còn đạt được hiệu quả rõ rệt trong giải quyết thủ tục hành chính. Cơ chế "một cửa liên thông" đã loại bỏ tình trạng tiếp nhận hồ sơ tại nhiều phòng chuyên môn, giúp tránh những rắc rối và tiêu cực trong quá trình xử lý.
Điều này đến từ việc chú trọng vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. TP đã triển khai các đề án như "Thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn" và "Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ", không chỉ đảm bảo số lượng mà còn chú trọng vào chất lượng, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ của cán bộ.
Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều hình thức phục vụ người dân như "Ngày không chờ," "Ngày không viết và ngày không hẹn," và "Một cửa thân thiện, hiện đại, gần dân."
Nhờ đó, TP Hà Nội liên tục duy trì Chỉ số cải cách hành chính cao, đứng trong tốp 10 cả nước. Năm 2022, thành phố xếp thứ 3/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội không chỉ là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của TP mà còn là hành trình cải cách hành chính đáng kể. Những thành tựu đã đạt được cho thấy sự đồng lòng và quyết tâm của cả cộng đồng và chính quyền địa phương, góp phần làm nên một Hà Nội hiện đại, phồn thịnh và vững mạnh trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày nay.
Quận Tây Hồ: Nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại