Thứ năm 17/04/2025 03:32

ASEAN thiết thực hơn, linh hoạt hơn, tâm điểm tăng trưởng của khu vực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 4/9/2023, tại Jakarta, Indonesia, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã dự các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM), Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC). Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.
ASEAN thiết thực hơn, linh hoạt hơn, tâm điểm tăng trưởng của khu vực
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh trách nhiệm của các nước xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an toàn và ổn định.

Trên cơ sở các hoạt động trù bị trước đó, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 43 và các Hội nghị cấp cao liên quan. Triển khai chủ đề “ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”.

Dự kiến Lãnh đạo ASEAN và đối tác sẽ trao đổi nhiều nội dung chiến lược tác động đến khu vực, thống nhất định hướng phát triển của Cộng đồng ASEAN và với các đối tác, cũng như xem xét thông qua khoảng 90 văn kiện về nhiều nội dung đa dạng như an ninh lương thực, kinh tế số, kinh tế biển xanh, chiến lược trung hòa các-bon, hợp tác trong khuôn khổ Tài liệu Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương… Các Bộ trưởng cũng trao đổi về tình hình hợp tác ASEAN, triển khai các trọng tâm, ưu tiên của năm 2023 và nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.

Hội nghị APSC đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan chuyên ngành triển khai đúng tiến độ Kế hoạch tổng thể chính trị - an ninh ASEAN 2025 với kết quả 286 trong tổng số 290 dòng hành động đã được hoàn thành, đạt tỷ lệ 99%. Văn hóa tham vấn và đối thoại được củng cố thông qua các hoạt động hợp tác sâu rộng cả trong ASEAN và với các đối tác trên tất cả các chuyên ngành của cộng đồng như quốc phòng, tư pháp.

Nội dung trao đổi cũng phong phú, bao quát nhiều vấn đề quan trọng như hợp tác biển, an ninh hàng hải, an ninh mạng, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, quản lý biên giới…, giúp ASEAN ngày càng chủ động và linh hoạt hơn trong ứng phó với các biến động, thách thức.

Các đại biểu nhấn mạnh, vai trò của ASEAN trong duy trì cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. Các Bộ trưởng nhất trí tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hợp tác với các nước thông qua các cơ chế của ASEAN; theo đó, nhất trí thiết lập quan hệ đối tác theo lĩnh vực với Ma-rốc và quan hệ đối tác phát triển với Hà Lan.

Hội nghị ACC đã xem xét toàn diện báo cáo xây dựng Cộng đồng trên ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN, Sáng kiến liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển và nhiều báo cáo chuyên ngành khác. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN là nội dung được các nước đặc biệt quan tâm, nhằm chuẩn hóa các quy trình thủ tục, bảo đảm sự kết nối, phối hợp thông suốt và nhịp nhàng giữa các cơ quan của ASEAN.

Theo đó, Hội nghị đã thông qua Quy trình thủ tục hỗ trợ tiến trình ra quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN, Quy trình thủ tục ký kết các văn kiện không ràng buộc pháp lý của ASEAN và Quy chế hoạt động sửa đổi của Ủy ban đại diện thường trực các nước tại ASEAN. Các nội dung về nguồn lực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng và tăng cường vai trò của các cơ quan ASEAN sẽ tiếp tục được trao đổi trong thời gian tới.

Phát biểu tại các Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt ủng hộ các sáng kiến thiết thực của Chủ tịch Indonesia, đóng góp xây dựng tầm nhìn dài hạn của ASEAN. Thứ trưởng khẳng định ASEAN là tâm điểm của hòa bình, an ninh, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực. Các ưu tiên kinh tế đã góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư, ổn định tài chính và phục hồi kinh tế ở khu vực.

Thứ trưởng đánh giá cao các nỗ lực của ASEAN trong ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, trong đó có việc thành lập Trung tâm ASEAN về biến đổi khí hậu và Trung tâm điều phối ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới; khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước thúc đẩy hiệu quả các động lực tăng trưởng kinh tế như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế biển xanh, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân và doanh nghiệp.

Chia sẻ ý kiến các nước về môi trường khu vực và quốc tế, Thứ trưởng nhấn mạnh cần thúc đẩy văn hóa đối thoại và tham vấn, đề cao luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các khác biệt, tranh chấp trong quan hệ quốc tế. Các cơ quan của ASEAN cần được tăng cường vai trò để đáp ứng tốt hơn tình hình mới, ứng phó hiệu quả các thách thức như an ninh hàng hải, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm biển, an ninh nguồn nước…

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh trách nhiệm của các nước xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an toàn và ổn định. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh ASEAN cần bám sát nguyên tắc không can thiệp, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp toàn diện, khả thi cho tình hình hiện nay, khuyến khích các bên duy trì đối thoại, xây dựng lòng tin và thu hẹp khác biệt.

Cũng trong chiều 4/9, các nước ASEAN đã chứng kiến lễ ký kết văn kiện tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của ba nước Kuwait, Serbia và Panama, nâng tổng số thành viên Hiệp ước lên 54.

Ông Vương Nghị được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ông Vương Nghị được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác song phương với Áo và Italia trên tất cả các lĩnh vực Góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác song phương với Áo và Italia trên tất cả các lĩnh vực
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Hơn 1,5 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Hơn 1,5 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ 11 khoá XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu T.Ư.
Luật Thủ đô 2024: đột phá thể chế để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển Thủ đô

Luật Thủ đô 2024: đột phá thể chế để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển Thủ đô

Với nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, quy hoạch và đầu tư. Luật Thủ đô 2024 được kỳ vọng sẽ tạo đột phá về thể chế, huy động mạnh mẽ các nguồn lực tài chính cho Thủ đô.
Sáng 16/4, khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động