Thứ hai 03/02/2025 06:54
Bảo tồn kiến trúc Pháp cổ:

Bài 1: Nhà phố Pháp cổ cần được nghiên cứu một cách hệ thống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Gần 100 năm trở về trước, nhà phố Pháp đã xuất hiện tại các khu phố cổ, chứng kiến hết những quá trình đô thị hoá của thủ đô Hà Nội. Là một bộ phận của di sản kiến trúc thuộc địa Pháp tại Hà Nội, song khác với biệt thự và công thự, nhà phố Pháp chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Ngôi nhà Pháp cổ nằm trên phố Hàng Bông     	Ảnh:T.H
Ngôi nhà Pháp cổ nằm trên phố Hàng Bông. Ảnh:T.H

Lịch sử - kiến trúc độc đáo

Nhà phố Pháp được xây dựng trên quy mô lớn trong các khu phố Tây đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và/hoặc sinh hoạt kết hợp với kinh doanh của một bộ phận thị dân thời bấy giờ, nhất là giới trí thức và tư sản người Việt – những người tiếp xúc sớm với nền giáo dục và văn minh Pháp, có đời sống văn hóa tinh thần và quan niệm thẩm mỹ riêng, chịu ảnh hưởng của phương Tây ở các mức độ khác nhau, kể cả trong thẩm mỹ kiến trúc.

Bên cạch tính lịch sử, nét độc đáo nằm ở kiến trúc của nhà cổ Pháp. Những hoạ tiết, hoa văn điêu khắc, trạm trổ cầu kì thường được giữ lại ở tầng hai, bên dưới lại là những cửa hàng cửa hiệu kinh doanh tập nập vốn có. Như vậy, tạo nên một nét phố vô cùng đặc trưng, một sự đối lập giữa hai khung cảnh, hai lối kiến trúc khác nhau.

Trao đổi với PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Ông Minh cho biết, những ngôi nhà phố Pháp đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng trong giai đoạn 1920 – 1925, là thời kỳ mà công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp được tiến hành trên quy mô lớn trên toàn xứ Đông Dương. Cùng thời điểm đó, các nhà thầu xây dựng của Pháp đã được cấp phép xây dựng nhiều dãy nhà phố thương mại mang phong cách kiến trúc thuộc địa Pháp trong các khu phố phía Tây (địa bàn quận Ba Đình ngày nay) và phía Nam (một phần quận Hoàn Kiếm và một phần quận Hai Bà Trưng ngày nay).

“Dễ nhận biết nhất đó là những ngôi nhà phố Pháp thường được sơn bằng vôi màu vàng nhạt, cửa gỗ màu xanh; có đỉnh mái vươn cao hoặc nhô lên vừa phải và có hoa văn viền quanh; ban công hình bán nguyệt ôm trọn cửa ra vào hoặc chạy dài suốt mặt tiền của ngôi nhà, lan can trang trí khá đơn giản kiểu con tiện và được đắp các hình nổi phía trên bằng vữa hoặc xi măng tạo thành những hình nổi lên. Đây là lối kiến trúc khá cầu kì, mang tính mỹ thuật cao” – PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh nói.

Chỉ 381 căn có giá trị

Theo PGS. TS. KTS Nguyễn Quang Minh, qua công tác khảo sát thực địa, trong đại đa số các trường hợp, giá trị kiến trúc của ngôi nhà phố Pháp được thể hiện chủ yếu qua mặt đứng công trình. Cần có sự nhìn nhận đầy đủ và toàn diện giá trị của công trình, lấy chính các giá trị đó làm tiêu chí đánh giá.

"Có thể phân thành hai hạng mục: nhà phố Pháp có giá trị kiến trúc và ít có giá trị kiến trúc. Nhà phố Pháp ít có giá trị kiến trúc là những ngôi nhà rơi vào một trong ba trường hợp sau: Đã bị cải tạo, cơi nới, hiện đại hóa hầu hết mặt tiền, chỉ còn lộ diện một vài chi tiết chứng tỏ đó là công trình do người Pháp xây dựng trước năm 1954; Chưa được cải tạo hay sửa chữa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng đến mức rất khó, hoặc không có khả năng khôi phục/bảo tồn; Vẫn còn nguyên vẹn, hoặc tương đối nguyên vẹn, nhưng có hình khối và chi tiết quá đơn giản, tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật không cao" - TS.KTS Nguyễn Quang Minh phân tích.

Qua công tác khảo sát và đánh giá sơ bộ riêng về kiến trúc công trình, trong số 1.213 nhà phố Pháp trong khu phố cổ Hà Nội còn tồn tại thì có đến 832 ngôi nhà ít có giá trị, chiếm tỷ lệ 68,6%. Số còn lại – 381 căn – được coi là có giá trị về kiến trúc.

Ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt có thể coi như “hoàn hảo” khi ngôi nhà vừa có tỷ lệ chuẩn mực, vừa có điểm nhấn và đường viền rõ nét, kết hợp hài hòa các thành phần, chi tiết trang trí rất đẹp, cao hơn nữa là ấn tượng, còn nguyên vẹn, chưa bị chỉnh sửa hoặc cải tạo sau hơn 80 năm sử dụng dù có thể bị xuống cấp hoặc hư hại đôi chút.

381 ngôi nhà với lối kiến trúc Pháp trong phố cổ tuy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp và giá trị của nó song công cuộc bảo tồn vẫn chưa thực sự có hiệu quả, bởi vẫn chưa được công nhận là di sản vì thiếu một số căn cứ vững chắc, bởi vậy cho nên quá trình bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cần phải cải tạo một cách có hiệu quả nhưng vẫn phải giữ được dấu ấn trong lối kiến trúc Pháp bởi mỗi một kiến trúc, một vẻ đẹp đều tượng trưng cho một thời kỳ lịch sử.

(Còn nữa)

Hà Nội rà soát biệt thự, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954
Để di sản trở thành nguồn lực phát triển
Thanh Hoàng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát động Tết trồng cây và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Phát động Tết trồng cây và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Ngày 2/2, Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy - UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).
Đồng hành mạnh mẽ hỗ trợ người yếu thế vươn lên

Đồng hành mạnh mẽ hỗ trợ người yếu thế vươn lên

Từ thành công của Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2021, 2022, 2023, năm 2024, Ban Tổ chức quyết định phát triển Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”năm 2024.
9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 25/1 đến 10h ngày 2/2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Kỳ vọng Hà Nội sẽ bước sang "kỷ nguyên mới"

Kỳ vọng Hà Nội sẽ bước sang "kỷ nguyên mới"

Sáng 28/6/2024, với 462/470 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc Quốc hội xem xét và thông qua Luật Thủ đô với tỷ lệ rất cao có ý nghĩa lịch sử, tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 1/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động