Chủ nhật 27/07/2025 07:21
Bảo tồn kiến trúc Pháp cổ:

Kỳ cuối: Giải bài toán khó

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong điều kiện còn nhiều hạn chế về chính sách, tài chính và nhận thức xã hội, việc bảo tồn nhà phố Pháp trong khu phố cổ (KPC) Hà Nội cần có phương án chặt chẽ, bài bản theo sự tư vấn và giám sát của các chuyên gia, kết hợp tham khảo những kinh nghiệm hay trong nước cũng như quốc tế, vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.
PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, khoa Kiến trúc và quy hoạch – ĐH Xây dựng Hà Nội trao đổi với PV 	     Ảnh:T.H
PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, khoa Kiến trúc và quy hoạch – ĐH Xây dựng Hà Nội trao đổi với PV. Ảnh:T.H

Đánh giá đầy đủ, toàn diện

Để có thể bảo tồn nhà phố Pháp có giá trị trong KPC Hà Nội, cần có sự nhìn nhận đầy đủ và toàn diện giá trị của công trình, lấy chính các giá trị đó làm tiêu chí đánh giá, với thang điểm tương ứng với tầm quan trọng của mỗi tiêu chí và mức điểm phân loại phù hợp với đặc điểm và tính chất của thể loại công trình nhà phố Pháp.

Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, khoa Kiến trúc và quy hoạch - ĐH Xây dựng Hà Nội, bảo tồn công trình di sản không theo hướng “bảo tàng hóa”, tách biệt công trình ra khỏi cuộc sống đương đại của đô thị như một “ốc đảo”, mà cần theo hướng ngược lại, tức là coi công trình như một thực thể sống, có cuộc sống riêng gắn bó hữu cơ với cuộc sống đương đại của đô thị.

"Công trình di sản đặt trong bối cảnh đô thị, chịu các tác động của đô thị, cả tích cực lẫn tiêu cực, nên cần có sự sàng lọc. Những tác động tiêu cực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng chính sách, với những quy định cụ thể và rõ ràng" - PGS.TS. KTS Nguyễn Quang Minh phân tích.

Đối với nhà phố Pháp, cần chấp nhận thực tế là không gian phía trước dưới tầng một đã không còn giữ được tính nguyên bản, nên sẽ tập trung bảo tồn mặt đứng tầng hai, và trong một số trường hợp, cả tầng ba. Tuy vậy, mặt đứng tầng một có thể can thiệp chỉnh sửa để trở nên hài hòa hơn, theo tư vấn của các chuyên gia bảo tồn di sản.

Những nhà phố Pháp có giá trị thường vẫn giữ được nguyên bản mặt đứng của các tầng trên. Tính nguyên bản không nhất thiết phải là để nguyên những chi tiết hay cấu kiện bị hư hại do tác động của thời tiết, thời gian và con người, mà có thể sửa chữa, thậm chí thay thế mới, miễn là giống hệt kiểu cách ban đầu, còn màu sắc và chất liệu nếu không hoàn toàn giống thì có thể cho phép gần giống.

Đối với biển quảng cáo - một thành phần không thể thiếu trên mặt đứng nhà phố Pháp trong KPC Hà Nội chỉ cần quy định kích thước biển quảng cáo trong một số trường hợp phổ biến, còn cách bố trí nhãn hàng ra sao, thiết kế tên cửa hiệu như thế nào, phông nền và đèn chiếu sáng biển hiệu buổi tối có màu gì sao cho dễ nhận diện, không bị chói lóa mà vẫn đẹp và đạt hiệu quả quảng cáo cần thiết.

Đều này sẽ do họa sỹ thiết kế biển quyết định trên cơ sở tham khảo nguyện vọng của chủ hộ. Cần có một ban thẩm định xét duyệt mẫu thiết kế nhằm đảm bảo tính mỹ thuật cũng như tính đa dạng cần thiết, tránh tình trạng đơn điệu trong biển quảng cáo như đợt thí điểm trên phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) năm 2016.

Giãn dân - bài toán khó

Một nhà phố Pháp nguyên bản cao hai tầng có chiều sâu trên dưới 20m, với một cầu thang, một sân trong, nếu không được cơi nới hoặc cải tạo sẽ có hai phòng ngủ trên tầng hai và một phòng sinh hoạt chung, được tận dụng một phần phía trong làm phòng ngủ dưới tầng một, chỉ đảm bảo diện tích sinh hoạt và chất lượng cuộc sống ở mức độ tương đối cho một hộ gia đình có không quá sáu nhân khẩu (bố mẹ, hai con và ông bà, hoặc bố mẹ với bốn con chưa đến tuổi trưởng thành, lập gia đình riêng).

Nếu chiều cao tầng đủ lớn để thiết kế gác lửng, thì hai gia đình với tám nhân khẩu có thể cùng ở. Nếu chiều sâu nhà lên tới 30m, sẽ có thêm một khối nhà hai tầng với hai buồng ngủ phía sau, số gia đình có thể lên tới bốn hộ và số nhân khẩu không quá 20 người.

Tuy nhiên, trong thực tế, đại đa số các nhà phố Pháp có mật độ cư trú cao gấp đôi, thậm chí gấp ba, so với mức tính trên. Điều kiện sinh hoạt do vậy sẽ khá chật chội (dưới 7 m2/người), kém tiện nghi (có những phòng ở không được chiếu sáng và thông gió tự nhiên đầy đủ nên rất tối và bí), không thể ở lâu dài.

Theo ông Minh, cần tính toán lại số lượng hộ gia đình trong một nhà phố Pháp cho phù hợp với mục tiêu bảo tồn. Chất lượng ở không thể tốt nếu diện tích ở bình quân quá thấp, dưới 10 m2/người. Để có thể thành công, phải đạt được sự đồng thuận giữa các hộ dân và có chính sách tái định cư phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho những hộ dân có nguyện vọng di dời.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất 3 hình thức tái định cư. Một là (tái định cư tại chỗ), khi chiều sâu của căn nhà đủ lớn (thường chiều sâu trên dưới 30m, khoảng 1/3 đến 1/2 khối bên trong có thể được xây mới, cao bốn đến năm tầng, đảm bảo chỗ ở cho bốn đến năm hộ gia đình. Khi đó có thể tập trung bảo tồn khối nhà phố Pháp cao hai tầng hoặc ba tầng bên ngoài. Hai khối nhà cũ - mới này sẽ tách nhau bởi một sân trong;

Hai là (tái định cư gần), khi chiều sâu của căn nhà dưới 20m, không đủ để phát triển mới khối bên trong, chỉ bảo tồn khối bên nhà bên ngoài. Các hộ dân đồng thuận di dời sẽ chuyển đến sinh sống tại một địa điểm khác trong phạm vi phố cổ thuộc trường hợp 1 - khi các hộ gia đình tại đó mong muốn chuyển đến chỗ ở mới xa hơn, để lại “suất” của mình cho các hộ khác có nguyện vọng ở gần có thể dọn đến. Đây là trường hợp điều tiết chéo trong cùng một ô phố hoặc giữa hai ô phố với nhau trong KPC;

Cuối cùng (tái định cư xa), điều kiện tương tự như trường hợp 2, song quỹ đất không đảm bảo tái định cư gần. Các hộ dân đồng thuận di dời sẽ chuyển đến sinh sống trong một khu đô thị mới ở ngoại vi TP.

Để có cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn nhà phố Pháp trong KPC Hà Nội, việc đánh giá giá trị và xếp loại công trình là việc làm cấp thiết. Giá trị của mỗi nhà phố Pháp được xem xét trên năm tiêu chí: Giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị quy hoạch - cảnh quan, giá trị kiến trúc, tính nguyên bản và tính đương đại. Một trong những tiền đề quan trọng khác của việc bảo tồn là chính sách giãn dân hợp tình hợp lý.

Để việc bảo tồn những ngôi nhà này thực sự có hiệu quả và bền vững, cần gắn liền công tác bảo tồn với sự phát triển tự nhiên, tất yếu của kiến trúc và thích ứng với mức sống cũng như điều kiện kinh tế của một khu phố cũ trong lòng một xã hội hiện đại.

Trong một xã hội, nếu muốn hiện đại và văn minh thì cần phải có cách ứng xử phù hợp với quá khứ qua những di sản còn để lại và các dự án đầu tiên này sẽ rất hữu ích cho việc thực hiện bảo tồn các nhà phố Pháp khác ở Thủ đô Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước - PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, khoa Kiến trúc và quy hoạch – ĐH Xây dựng Hà Nội.
Bài 1: Nhà phố Pháp cổ cần được nghiên cứu một cách hệ thống
Thanh Hoàng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công an phường Hoàn Kiếm dâng hương tưởng niệm và tri ân lực lượng cơ sở nhân dịp 27/7

Công an phường Hoàn Kiếm dâng hương tưởng niệm và tri ân lực lượng cơ sở nhân dịp 27/7

Sáng 26/7, Công an phường Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng.
Sinh viên Thủ đô ra quân hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Sinh viên Thủ đô ra quân hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 25/7, tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên TP Hà Nội tổ chức Lễ xuất quân Chiến dịch Sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh” năm 2025.
Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: cầu nối số trong quản lý nhà nước và lan tỏa giá trị văn hóa

Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: cầu nối số trong quản lý nhà nước và lan tỏa giá trị văn hóa

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) không chỉ là kênh truyền thông chính thống, mà còn là nền tảng số quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, lan tỏa giá trị văn hóa và hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách dễ dàng, minh bạch.
Phường Cửa Nam quyết liệt lập lại trật tự văn minh đô thị

Phường Cửa Nam quyết liệt lập lại trật tự văn minh đô thị

Sáng 26/7, UBND phường Cửa Nam tiếp tục ra quân tổng vệ sinh đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, và tổ chức tháo dỡ cầu, bục bệ dắt xe, mái che, mái vẩy, ô dù, tấm che, phông bạt trên vỉa hè, lòng đường sai quy định.
Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.
Hà Nội: đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng

Hà Nội: đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Dự báo thời tiết 26/7: Bắc Bộ ngày nắng gián đoạn; Hà Tĩnh đến Đà Nẵng mưa lớn

Dự báo thời tiết 26/7: Bắc Bộ ngày nắng gián đoạn; Hà Tĩnh đến Đà Nẵng mưa lớn

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 26/7.
Xanh hóa những dòng sông chảy qua nội đô Hà Nội

Xanh hóa những dòng sông chảy qua nội đô Hà Nội

Hà Nội đang thực hiện một chiến lược táo bạo và quyết liệt nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm các dòng sông lịch sử trong lòng Thủ đô.
"Tuyến phố không rác 24h”

"Tuyến phố không rác 24h”

Những ngày gần đây, tuyến phố Phan Đình Phùng - một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô khoác lên mình diện mạo mới: sạch sẽ, vắng bóng rác thải, cây xanh được chăm tỉa gọn gàng. Đó là thành quả từ công trình “Ba Đình số hóa - Tuyến phố không rác 24h” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Ba Đình phát động và triển khai.
6 bài thi của học sinh Hà Nội lọt chung kết toàn quốc Đại sứ Văn hóa đọc 2025

6 bài thi của học sinh Hà Nội lọt chung kết toàn quốc Đại sứ Văn hóa đọc 2025

Ngày 26/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025. Đây là hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2-9, chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp.
Đoàn Việt Nam giành 5 huy chương Olympic vật lý quốc tế 2025

Đoàn Việt Nam giành 5 huy chương Olympic vật lý quốc tế 2025

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam dự Olympic vật lý quốc tế (IPhO) năm 2025 giành 1 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc.
Thêm 1.132 học sinh Hà Nội được học lớp 10 công lập

Thêm 1.132 học sinh Hà Nội được học lớp 10 công lập

Tổng số học sinh được tuyển bổ sung vào các trường và học sinh trúng tuyển vào 2 trường THPT mới theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động