Thứ sáu 24/01/2025 00:32
Giá xăng dầu tăng cao, hoạt động vận tải lao đao:

Bài cuối: Cần lắm cơ chế hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn!

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, để cứu các doanh nghiệp vận tải không bị phá sản do giá xăng dầu leo thang, Bộ Công thương cần khẩn trương có kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu.
các đơn vị vận tải hành khách đều mong Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp như miễn giảm các loại thuế
Các đơn vị vận tải hành khách đều mong Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp như miễn giảm các loại thuế...

Theo Sở GTVT Hà Nội, tác động phức tạp của dịch COVID-19 khiến lượng khách qua các bến xe ở Hà Nội tiếp tục giảm mạnh trong những tháng đầu năm, về cả sản lượng và doanh thu.

Cụ thể, lượng hành khách vận chuyển chỉ đạt 46,7 triệu lượt, giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm 2021; số hành khách luân chuyển đạt 1,143 triệu lượt, giảm 26,6%.

Trong khi đó, doanh thu từ vận tải khách chỉ đạt 2.314 tỉ đồng, giảm hơn 29%.

Khác với vận tải khách, khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 2.2022 đạt khoảng 93,3 triệu tấn (tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021); khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt khoảng 9,541 triệu tấn (tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2021).

Ước tính vận tải hàng hóa đạt 5.420 tỉ đồng (tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 53% so với cùng kỳ năm 2021).

Theo ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, với mức giá xăng, dầu tăng cao như hiện nay, cơ hội "sống sót" của các doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ gần như không có, nếu như họ không tăng giá cước.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, đây là thời điểm hành khách đi ô tô chưa nhiều. Nếu tăng giá cước mà không có sự cân nhắc, tính toán, các doanh nghiệp vận tải hoàn toàn có thể đối mặt với tình trạng nguy hiểm hơn.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn đang cố gắng giữ giá cước vì không muốn mất khách. Một số khác có điều chỉnh giá nhưng vẫn rất dè dặt và thận trọng. Đây gần như là đối sách duy nhất mà các doanh nghiệp vận tải có thể lựa chọn để đối phó với tình trạng xăng tăng, khách vắng. Song đó chỉ là giải pháp tình thế. "Thời gian tới, nếu giá xăng, dầu vẫn cao như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải buộc phải tăng giá cước.

Cũng theo ông Bùi Danh Liên, hiện, các đơn vị vận tải hành khách đều mong Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp như miễn giảm các loại thuế. Các ngân hàng cần giảm lãi suất, cho phép doanh nghiệp giãn nợ và cơ cấu lại nợ để cầm cự trong lúc khó khăn…

Theo đại diện nhiều doanh nghiệp vận tải, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hiện lượng khách đi lại quá ít do đó việc tăng cước, giá vé là không hề dễ dàng. Nhiều DN cũng vẫn đang phải chờ đợi và nghe ngóng, nếu giá xăng dầu luôn biến động như hiện nay thì rất khó đề xuất tăng giá vì muốn tăng giá cước vận chuyển DN phải gửi công văn đến Chi cục thuế nơi DN đăng ký kinh doanh, Sở GTVT, Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính…

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhà nước cần có chính sách kịp thời để để kiềm chế sự tăng giá xăng dầu. Cụ thể là sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, các khoản thuế, phí… để giảm bớt khó khăn cho DN vận tải.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Chính phủ đã thông qua đề xuất giảm 2.000 đồng thuế môi trường đối với mỗi lít xăng. Hy vọng, giá xăng dầu chỉ tăng trong ngắn hạn, còn nếu kéo dài thì các doanh nghiệp vận tải bắt buộc phải tăng giá cước. Khi đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung, làm gia tăng lạm phát.

“Nhà nước nên sớm tháo gỡ bằng việc giảm thuế nhập khẩu và sử dụng quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu trong thời gian nhất định”, ông Doanh nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, để cứu các doanh nghiệp vận tải không bị phá sản do giá xăng dầu leo thang, Bộ Công thương cần khẩn trương có kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Bên cạnh đó, tiếp tục xem xét giảm phí môi trường, tiến tới tạm thời dừng thu phí bảo vệ môi trường, có như vậy mới có thể giúp được việc bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Bài 3: Xoay xở để bù đắp chi phí
Bài 2: Hoạt động vận tải “khó chồng thêm khó”
Bài 1: Tác nhân kích thích lạm phát
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động