Thứ hai 03/02/2025 00:38

Bầu cử Mỹ và cuộc chiến pháp lý “tuyệt vọng” của Tổng thống Trump

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tính đến trưa 6-11, cựu Phó Tổng thống Joe Biden chỉ còn cần 17 phiếu đại cử tri nữa là sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc đọ sức đầy kịch tính với đương kim Tổng thống Donald Trump, cuộc đua khiến số phận chính trị của nước Mỹ vẫn chưa được quyết định nhiều giờ sau khi các địa điểm bỏ phiếu đóng cửa.

Biden vượt lên dẫn trước

Đội ngũ tranh cử của Trump đã tiến hành một loạt vụ kiện ở nhiều bang lên Tòa án Tối cao, nhằm ngăn chặn ông Biden "về đích." Chiến thắng của ông Biden ở bang Michigan đồng nghĩa với việc ứng cử viên này đã nắm trong tay 2/3 "bức tường xanh" ở miền Trung Tây và bang Pennsylvania - nơi từng mở đường giúp ông Trump giành chiến thắng 4 năm trước. Nếu tiếp tục dẫn đầu ở Nevada và Arizona, nơi việc kiểm phiếu vẫn chưa được hoàn tất, ông Biden sẽ có đủ số phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Đội ngũ tranh cử của ông Biden cũng tự tin sẽ bắt kịp Tổng thống Trump ở một bang chiến trường chủ chốt khác là Pennsylvania, nơi hàng trăm nghìn phiếu bầu bỏ qua đường bưu điện và các phiếu bầu vắng mặt - vốn được cho là sẽ ủng hộ đảng Dân chủ - vẫn đang được kiểm.

Tuy nhiên, ban vận động tranh cử của ông Trump lên kế hoạch yêu cầu Tòa án Tối cao can thiệp trong vụ kiện liên quan việc Tòa án Tối cao bang Pennsylvania cho phép bang này được kiểm cả những phiếu bầu được gửi đến sau ngày bầu cử 3-11. Các thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ đã từ chối giải quyết vụ việc trước cuộc bầu cử và đang cân nhắc liệu có nên tiếp nhận vụ kiện này hay không.

Theo CNN, ứng cử viên Biden hiện đang dẫn trước phiếu đại cử tri với 253 phiếu, trong khi số phiếu của Tổng thống Trump là 213. Một ứng cử viên phải đạt được 270 phiếu đại cử tri mới có thể chiến thắng cuộc bầu cử. Các cuộc đua ở Arizona, Georgia, Nevada, North Carolina và Pennsylvania cũng rất sít sao. Trong nhiều trường hợp, các cuộc đua sít sao này có thể sẽ phải phụ thuộc vào việc kiểm các phiếu bầu vắng mặt và phiếu bỏ qua đường bưu điện, vốn phần lớn có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ.

Có vẻ như nước Mỹ sẽ ở trong tình trạng không rõ ràng trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày, với việc kiểm phiếu có thể bị dừng lại vì các cuộc chiến pháp lý ở nhiều bang. Qua một đêm, ứng cử viên Biden đã vươn lên chiến thắng ở một bang chủ chốt khác - Wisconsin, và một lần nữa là nhờ vào các phiếu gửi qua đường bưu điện và các phiếu bỏ sớm, vốn được kiểm sau các phiếu bầu được cử tri đi bỏ trực tiếp trong Ngày Bầu cử. Tuy nhiên, đội ngũ vận động tranh cử của ông Trump tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại, đồng thời cho biết đang gia tăng các thách thức pháp lý ở Michigan.

Về cơ bản, ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đang cố gắng ngăn chặn việc kiểm phiếu ở những bang mà ông Trump đang bị dẫn trước, nhưng yêu cầu phải kiểm tất cả các phiếu ở những bang mà họ tin rằng họ có cơ hội đuổi kịp ứng cử viên Biden, như Arizona và Nevada.

Các ứng cử viên có thể yêu cầu tiến hành kiểm phiếu lại ở bang Wisconsin nếu số phiếu bầu chênh lệch với người thắng cuộc chỉ trong khoảng 1% - nhưng không thể chính thức yêu cầu kiểm lại phiếu cho tới khi các hạt hoàn tất việc báo cáo kết quả kiểm phiếu, vốn có thể kéo dài tới ngày 17-11.

bau cu my va cuoc chien phap ly tuyet vong cua tong thong trump
Cuộc chiến giữa ứng cử viên Biden (trái) và Tổng thống Trump vẫn đang diễn ra hết sức quyết liệt với lợi thế nghiêng về ông Biden. Ảnh tư liệu


Tổng thống Trump tăng cường "tấn công" pháp lý

Theo Washington Post, ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Trump ngày 4-11 cho biết họ sẽ tiến hành một cuộc chiến pháp lý nhằm dừng việc kiểm phiếu ở Pennsylvania và Michigan, đồng thời sẽ yêu cầu kiểm lại phiếu ở Wisconsin. Động thái pháp lý mạnh mẽ của phía Tổng thống Trump diễn ra sau khi Tổng thống Trump - người nhiều lần đưa ra những tuyên bố vô căn cứ rằng cuộc bầu cử có gian lận - tuyên bố sẽ tìm tới tòa án để quyết định kết quả bầu cử.

Trong một loạt tuyên bố liên tiếp ngày 4-11, các quan chức trong ban vận động tranh cử của ông Trump nói rằng họ có kế hoạch khởi kiện để dừng việc kiểm phiếu cho tới khi các quan sát viên của đảng Công hòa được phép tiếp cận nhiều hơn ở bang Michigan và Pennsylvania; tìm cách kiểm lại phiếu ở Wisconsin; và can thiệp vào vụ kiện tụng đang bị treo lại ở Tòa án Tối cao về việc Pennsylvania gia hạn thời gian nhận phiếu bầu gửi qua đường bưu điện.

Giới chuyên gia pháp lý lưu ý rằng, Tổng thống Trump không thể đơn giản buộc Tòa án Tối cao can thiệp vào cuộc bầu cử và dừng việc kiểm phiếu. Tòa án Tối cao không có thông lệ xem xét kết quả bầu cử, và trong trường hợp gần đây nhất - cuộc đua vào Nhà Trắng giữa ông Bush và ông Al Gore năm 2000, phải mất 1 tháng để tòa đưa ra phán quyết. Sức mạnh của tòa án bị hạn chế, và các thẩm phán chỉ có thể xem xét những vấn đề hiến pháp cụ thể mà tòa án cấp dưới đệ trình lên. Theo những quy định này, việc một tổng thống trực tiếp kêu gọi Tòa án Tối cao can thiệp vào một cuộc bầu cử sẽ không được tính đến. Giáo sư Joshua A.Douglas thuộc trường Luật Rosenberg của ĐH Kentucky, nói: "Bạn không thể trực tiếp đưa một vụ kiện lên Tòa án Tối cao khi xảy ra tranh chấp bầu cử... Không có cơ sở pháp lý để hành động như vậy, để nói rằng 'hãy dừng việc kiểm phiếu và tuyên bố tôi thắng cuộc.'"

Liệu kết quả bầu cử có được đưa ra xem xét tại Tòa án Tối cao hay không vẫn là điều chưa rõ. Tuy nhiên, nhiều khả năng kết quả bỏ phiếu ở những bang có tỷ lệ chênh lệch sít sao và có khả năng làm thay đổi kết quả bầu cử sẽ được đưa ra Tòa án Tối cao để xem xét.

Hồng Phúc
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nga tiếp tục chiếm được “thành trì” trọng yếu của Ukraine

Nga tiếp tục chiếm được “thành trì” trọng yếu của Ukraine

Ngày 1/2, Bộ Quốc phòng Nga chính thức tuyên bố lực lượng nước này đã kiểm soát hoàn toàn làng Krymske, một vị trí chiến lược nằm ở vùng ngoại ô phía Đông Bắc Toretsk, thuộc tỉnh Donetsk, Ukraine.
EU chi hơn 1 tỷ USD tăng cường sức mạnh quốc phòng

EU chi hơn 1 tỷ USD tăng cường sức mạnh quốc phòng

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố gói đầu tư khổng lồ trị giá hơn 1 tỷ euro (1,04 tỷ USD) nhằm nâng cao năng lực quốc phòng thông qua Chương trình Công tác EDF 2025. Đây là một bước đi quan trọng nhằm củng cố an ninh khu vực và thúc đẩy phát triển công nghệ quân sự tiên tiến.
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu: quyết định đầy tranh cãi

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu: quyết định đầy tranh cãi

Liên Hợp quốc xác nhận Mỹ đã gửi thông báo chính thức về việc rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đánh dấu lần thứ hai Washington từ bỏ cam kết toàn cầu trong nỗ lực chống lại tình trạng nóng lên của Trái Đất.
Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trong năm 2025

Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trong năm 2025

Chính phủ Ấn Độ đã công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trị giá khoảng 78,7 tỷ USD cho tài khóa 2025, đánh dấu mức tăng 9,5% so với năm trước. Động thái này thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường an ninh quốc gia trước những thách thức địa chính trị ngày càng gia tăng.
Trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn tại Gaza chính thức đi vào hoạt động

Trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn tại Gaza chính thức đi vào hoạt động

Lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực và một trung tâm giám sát đã được lập nên để kiểm soát tình hình tại đây tranh những xung đột có thể xảy ra giữa các bên.
Donald Trump và Vladimir Putin gặp mặt: hy vọng mới cho quan hệ Nga-Mỹ

Donald Trump và Vladimir Putin gặp mặt: hy vọng mới cho quan hệ Nga-Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhưng thời điểm cụ thể của cuộc gặp chưa được xác định.
Nhật Bản thương mại hóa công nghệ "tích nhiệt bằng đá"

Nhật Bản thương mại hóa công nghệ "tích nhiệt bằng đá"

Trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, Nhật Bản vừa công bố kế hoạch thương mại hóa công nghệ "tích nhiệt bằng đá". Đây là giải pháp lưu trữ năng lượng nhiệt bằng đá tự nhiên, giúp tận dụng điện dư thừa từ năng lượng tái tạo, đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào pin lưu trữ truyền thống.
Xuân vận 2025: Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 9 tỷ lượt người di chuyển

Xuân vận 2025: Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 9 tỷ lượt người di chuyển

Xuân vận 2025, cuộc di chuyển lớn nhất hàng năm của Trung Quốc, chính thức khởi động từ ngày 14/1, kéo dài trong 40 ngày và dự báo đạt 9 tỷ lượt người di chuyển – con số kỷ lục chưa từng có.
ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) đã kết thúc thành công với sự nhất trí cao từ các quốc gia thành viên về việc tăng cường hợp tác để xây dựng một môi trường số an toàn, sáng tạo và toàn diện.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động