Thứ bảy 12/07/2025 19:17

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một nghiên cứu đột phá vừa công bố đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa ô nhiễm không khí và các đột biến ADN gây ung thư phổi, đặc biệt ở những người chưa từng hút thuốc. Phát hiện này đang làm dấy lên lo ngại toàn cầu về tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe cộng đồng.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu.

Theo công bố của nhóm nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, phân tích dữ liệu bệnh lý từ nhiều quốc gia cho thấy người sống ở khu vực ô nhiễm không khí cao có số lượng đột biến ADN trong tế bào ung thư phổi cao vượt trội. Đặc biệt, bụi mịn PM2.5 – thành phần phổ biến trong không khí ô nhiễm có liên quan trực tiếp đến đột biến ở gen TP53, loại gen từng được xem là đặc trưng của ung thư phổi ở người hút thuốc.

“Chúng tôi từng bối rối vì sự gia tăng ung thư phổi ở người không hút thuốc. Giờ đây, nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm không khí là tác nhân chính gây ra các đột biến tương tự như việc hút thuốc lá”, Giáo sư Alexandrov cho biết.

Tại các nước phát triển như Anh và Mỹ, tỷ lệ hút thuốc đang giảm mạnh. Tuy nhiên, số bệnh nhân ung thư phổi không có tiền sử hút thuốc lại đang gia tăng. Ước tính từ 10% đến 25% các ca ung thư phổi hiện nay là ở nhóm người không hút thuốc, trong đó dạng ung thư tuyến (adenocarcinoma) chiếm phần lớn.

Theo Tiến sĩ Maria Teresa Landi từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), ô nhiễm không khí không chỉ góp phần hình thành khối u mà còn rút ngắn telomere – đoạn bảo vệ ADN khiến tế bào già hóa nhanh hơn và dễ phát sinh biến đổi gen.

Với khoảng 2,5 triệu ca ung thư phổi mới mỗi năm trên toàn cầu, đây vẫn là loại ung thư gây tử vong nhiều nhất thế giới. Riêng Trung Quốc ghi nhận ít nhất 1 triệu ca tử vong mỗi năm, với các yếu tố chính gồm hút thuốc, không khí ô nhiễm và tác nhân môi trường.

Tỉ lệ ung thư tuyến phổi do ô nhiễm không khí cao nhất hiện được ghi nhận ở Đông Á. Tại Anh, dù mức độ ô nhiễm thấp hơn, vẫn có hơn 1.100 ca ung thư phổi mỗi năm ở người không hút thuốc.

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu còn phát hiện một dạng đột biến ADN hoàn toàn mới, chỉ xuất hiện ở người không hút thuốc và chưa từng được mô tả trước đây.

Kết luận từ nghiên cứu đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về mối nguy hại toàn cầu từ ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người. Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ các quốc gia cần có biện pháp quyết liệt hơn để cải thiện chất lượng không khí, đồng thời tăng cường nghiên cứu và giám sát các ca ung thư phổi không do hút thuốc nhằm bảo vệ cộng đồng.

Mỗi năm có 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí Mỗi năm có 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí

Đây là thông tin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết về một trong những mối đe họa từ môi trưởng lớn ...

Chỉ 7 quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn không khí sạch của WHO: báo động ô nhiễm toàn cầu Chỉ 7 quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn không khí sạch của WHO: báo động ô nhiễm toàn cầu

Báo cáo mới nhất của IQAir cho thấy chỉ có 7 quốc gia trên thế giới đạt tiêu chuẩn không khí sạch do WHO đề ...

Hoàng Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động